Khi lập gia đình tức là 2 người đã cam tâm tình nguyện chia sẻ với nhau mọi thứ của cuộc sống. Đến đời nhau còn “chia” được thì tiền bạc có là gì.
|
Đó là câu trả lời của tôi khi bạn gái hỏi đến chuyện tài chính sau hôn nhân.
Hồi còn nhỏ, thỉnh thoảng tôi lẽo đẽo theo mẹ lên cơ quan. Ở xí nghiệp be bé đó, tôi được các chú công nhân khá là cưng chiều. Mỗi khi rỗi việc, họ hay vít cây trứng cá hái bỏ đầy vào tay tôi những quả nhỏ đo đỏ, ngòn ngọt.
Không phải lúc nào tôi cũng gặp đủ mặt mấy chú, trừ hôm lĩnh lương. Tôi để ý tầm chiều chiều, lúc mấy chú vây quanh bàn phát lương chờ ký nhận thì ngoài cổng xí nghiệp, nhiều cô già có, trẻ có đứng ngồi chờ sẵn. Lương tới tay, mấy chú không đút túi mà đem thẳng ra cổng, các cô cầm lấy rồi về luôn. Sau này mẹ tôi kể mấy chú hay nhậu, lương cầm chưa nóng tay có khi đã chắp cánh bay theo bia, mồi. Mà hồi ấy khó khăn, nên mấy cô phải ra tay trước cho chắc ăn.
Mẹ tôi đổi chỗ làm, cảnh “hớt tay trên” lương không còn nhưng lại có cảnh chồng lãnh lương xong, đem tiền tươi đi thẳng đến chỗ vợ ngồi (cùng công ty như khác phòng) giao tận tay. Vợ chồng làm chung cơ quan càng khó “thoát”, hầu như tháng nào cũng có cô sẵn tiện ký lương giùm chồng.
Mấy chuyện này tôi nghe cho vui, nghĩ đến lúc mình lập gia đình còn lâu mới thế. Vả lại, bạn gái tôi cũng biết kiếm tiền, đi chơi chung cô ấy còn đòi “share”. Cô ấy bảo độc lập tài chính là tốt nhất, ngang cơ về tiền bạc sẽ khiến tôi không thể “bắt nạt” cô ấy. Về phần mình, tôi thấy đúng là nên tự chủ tài chính nhưng không đến mức tiền ai nấy xài, nước sông không phạm nước giếng.
Tất cả những tính toán trên cần có sự nhất trí của cả hai, tránh áp đặt
gây mất đoàn kết nội bộ. (ảnh minh họa)
Để cân bằng, hai vợ chồng có thể đóng góp một khoản tiền nhất định vào quỹ chung hàng tháng. Tiền này dùng để trang trải chi tiêu thường nhật, biếu tặng cha mẹ hai bên và trích gửi tiết kiệm để dành cho những dự định sau này (sinh con, chăm con, mua nhà, du lịch…) cũng như các sự cố (đau ốm, tai nạn…). Ngoài quỹ chung này, trên cơ bản tiền còn lại mỗi người xài theo ý thích nhưng cần tham khảo bạn đời trước những khoản chi lớn.
Tất cả những tính toán trên cần có sự nhất trí của cả hai, tránh áp đặt gây mất đoàn kết nội bộ. Suy cho cùng thì tiền bạc, tài sản có được từ khi mối quan hệ vợ chồng được thiết lập là của cải chung nên chuyện phân biệt tiền anh, tiền em là điều không nên. Những lời than vãn về cái gọi là quỹ đen sẽ không có cơ hội mọc lên nếu hai vợ chồng có sự bàn bạc, thống nhất ngay từ đầu.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%