"Đạo ý tưởng của người khác cũng được coi là tài năng, nhưng đó là tài năng ăn cắp” - một chuyên gia nhận định.
|
Có ý kiến thắc mắc, nếu thực sự anh nông dân Kiều Văn Thanh có đạo ý tưởng của nghệ sỹ Mai Đình Tới thật thì xử lý thế nào? Đem trăn trở này hỏi một lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, ông cho biết: "Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa bảo hộ bản quyền về mặt ý tưởng mà chỉ đứng ra bảo vệ quyền tác giả khi ý tưởng đó được nghệ sỹ cụ thể hóa thành một tác phẩm cụ thể, rõ ràng, đã đăng ký bản quyền. Vì thế, việc đạo ý tưởng sẽ không thể đưa ra xử lý trước pháp luật được mà chỉ được mọi người bàn luận dựa trên quan điểm đạo đức nghề nghiệp hơn là các văn bản có tính pháp lý để đem ra kiện tụng". Tuy nhiên, vị lãnh đạo này nhận định, mặc dù pháp luật chưa quy định, việc ăn cắp ý tưởng chứng tỏ sự tụt hậu trong nghệ thuật, các nghệ sỹ cần phải sáng tạo để có được tác phẩm để đời, mang dấu ấn, thương hiệu của riêng mình.
Sau sự kiện nghệ sỹ Mai Đình Tới tố thí sinh Kiều Văn Thanh đã tự ý chôm ý tưởng, xâm phạm bản quyền nhạc cụ dây ống nước của anh để dự thi trong chương trình Vietnam's Got Talent, Kiều Văn Thanh cho rằng: "Cái gì cũng có người đi trước đi sau, chú Mai Đình Tới lớn tuổi hơn tôi. Xem qua phần trình diễn của chú trên TV, tôi biết mình sẽ làm được những nhạc cụ như vậy".
Kiều Văn Thanh thổi sáo bằng ghế.
Tuy nhiên, không lâu sau, thí sinh này vội lên tiếng đính chính, anh chưa từng xem nghệ sỹ Mai Đình Tới biểu diễn. Giải thích cho việc trả lời thiếu nhất quán, Kiều Văn Thanh nói: "Tôi cũng không biết. Do tâm lý lo lắng hồi hộp, lần đầu tiếp xúc báo giới nên mới trả lời là xem rồi. Chứ thật tình tôi chưa từng xem hay biết đến chú Tới trước đó".
Kiều Văn Thanh giải thích, việc chế biến nhạc cụ từ những vật dụng đời thường là thú vui anh đã làm từ lâu. Một đoạn ống nước hỏng, mõ tre bỏ đi, cho đến hộp trà không dùng nữa... đều được anh tái chế thành cây sáo trúc, cây đàn bầu... với khả năng phát ra âm thanh như những nhạc cụ. Thí sinh này khéo léo thanh minh: "Vài lần đi diễn cho bà con xem, mọi người cũng có hỏi tôi có phải đệ tử của chú Mai Đình Tới không, nhưng thật sự tôi không biết chú Mai Đình Tới cũng như chưa xem qua những tiết mục của chú. Tôi chỉ làm xuất phát từ sở thích cá nhân mà thôi".
Nhiều độc giả cho rằng, câu trả lời của Kiều Văn Thanh không trung thực, bởi Mai Đình Tới là nghệ sỹ nổi tiếng thường xuyên biểu diễn trên truyền hình cả nước và lưu diễn khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, trong khi Kiều Văn Thanh cũng là người vùng này, lại rất mê nhạc cụ tự chế, phát biểu chưa nghe thấy tên nghệ sỹ Mai Đình Tới là điều thật vô lý, kỳ lạ.
Đứng trước đề nghị dừng tiết mục thổi dây ống nước của Kiều Văn Thanh trong vòng thi sau để đảm bảo quyền lợi cho sự sáng tạo của nghệ sỹ Mai Đình Tới. Kiều Văn Thanh đã thay đổi nhạc cụ dự thi trong đêm chung kết 1 của Tìm kiếm tài năng. Bày vô số dụng cụ trên sân khấu, Kiều Văn Thanh dùng chính cây chổi lau nhà để thối sáo, chiếc ghế cũng là nhạc cụ được Kiều Văn Thanh dùng mũi để thổi, tạo nên sự hào hứng cho khán giả. Tuy nhiên, dù rất sáng tạo và cố gắng, phần thi của Kiều Văn Thanh mới chỉ lạ chứ chưa ấn tượng, nhiều nốt nhạc của anh thổi bị lỗi nhịp, âm thanh chưa chuẩn.
Giám khảo Thành Lộc nhận xét: "Tiết mục của Kiều Văn Thanh còn mắc lỗi, chệch nhịp, chưa hoàn hảo nhưng vẫn làm người nghe vui vẻ". Thúy Hạnh thì cho rằng, những âm thanh từ nhạc cụ tự chế chưa phải quá hay nhưng khá thú vị.
Nhiều độc giả cho rằng, thí sinh Kiều Văn Thanh thể hiện nhạc cụ tự chế chỉ là sự trải nghiệm tìm tòi, không có tính phát minh, bởi từ ngàn xưa, người dân đã biết dùng nhiều vật liệu để đục khoét làm dụng cụ âm nhạc, có tiếng kêu tu tu. Nói cho cùng, dù không đạo ý tưởng, tiết mục dự thi chẳng qua chỉ là mô phỏng vào những thứ có sẵn. Hơn nữa, phần thi của Kiều Văn Thanh chỉ đạt ngưỡng trung bình, chất lượng âm nhạc thấp, gọi là tài năng thì hơi quá.
Ông Tạ Quang Minh, cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cho biết, trong trường hợp này, rất khó nói thí sinh Kiều Văn Thanh đã xâm phạm bản quyền vì trên thực tế, nghệ sỹ Mai Đình Tới chưa đăng ký bản quyền nhạc cụ trên.
Xử lý thế nào? Có ý kiến thắc mắc, nếu thực sự anh nông dân Kiều Văn Thanh có đạo ý tưởng của nghệ sỹ Mai Đình Tới thật thì xử lý thế nào? Đem trăn trở này hỏi một lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, ông cho biết: "Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa bảo hộ bản quyền về mặt ý tưởng mà chỉ đứng ra bảo vệ quyền tác giả khi ý tưởng đó được nghệ sỹ cụ thể hóa thành một tác phẩm cụ thể, rõ ràng, đã đăng ký bản quyền. Vì thế, việc đạo ý tưởng sẽ không thể đưa ra xử lý trước pháp luật được mà chỉ được mọi người bàn luận dựa trên quan điểm đạo đức nghề nghiệp hơn là các văn bản có tính pháp lý để đem ra kiện tụng". Tuy nhiên, vị lãnh đạo này nhận định, mặc dù pháp luật chưa quy định, việc ăn cắp ý tưởng chứng tỏ sự tụt hậu trong nghệ thuật, các nghệ sỹ cần phải sáng tạo để có được tác phẩm để đời, mang dấu ấn, thương hiệu của riêng mình. |
- Tỉ phú công nghệ Mỹ Gerard Williams muốn Đàm Vĩnh Hưng không chỉ bồi thường 1 USD
- Bị hỏi 'có xinh hơn Quỳnh Thư không', Diệp Lâm Anh phản ứng như thế nào?
- Diệp Lâm Anh bất ngờ nhắc đến ngoại tình và 'tiểu tam', còn ẩn ý về nhân quả đầy mỉa mai
- Phương Oanh bế luôn hai con đi tập nhảy, một chi tiết khiến ai cũng nể
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?