Chiều 25/12, phiên phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm chiếm đoạt 4.000 tỉ đồng tiếp tục phần tranh luận với nhiều nội dung gay cấn.
Bị cáo Huyền Như |
Năm công ty được VKS xác định lại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không phải nguyên đơn dân sự, do Như có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tham ô tài sản của Vietinbank, buộc VietinBank phải bồi thường cho họ, nêu quan điểm đồng tình với công tố.
Bị hại: Người đòi tiền ngay, người đòi huỷ án
Theo đó, luật sư của hai công ty An Lộc (bị chiếm đoạt 170 tỉ), Phương Đông (380 tỉ đồng) đều cho rằng bản án sơ thẩm liên quan đến hai công ty có sai sót nên đề nghị cần hủy phần này để điều tra lại xét xử lại.
Trong khi đó, đại diện công ty SBBS dù đồng tình với kết luận của công tố tại phiên tòa về việc Công ty SBBS không phải là bị hại của Huyền Như nhưng yêu cầu sửa án tuyên buộc trách nhiệm VietinBank trả ngay gốc và lãi trong bản án phúc thẩm chứ không phải huỷ án. Bởi theo đại diện này, số tiền bị chiếm đoạt "ngốn" hơn 1/2 số vốn của họ, kéo dài thì thiệt hại của công ty là không kể xiết.
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Giã Thị Mai Hiên (bị Như chiếm đoạt 274 tỉ) không đồng tình với việc công tố viên bác kháng cáo của bà Hiên. Luật sư này cho là việc truy xét hành vi chiếm đoạt tài sản của Huyền Như có sai sót về tố tụng liên quan đến việc giám định. Luật sư đề nghị HĐXX hủy một phần bản án sơ thẩm liên quan đến bà Hiên để điều tra lại xét xử lại.
Trước đó, công tố nêu quan điểm bác kháng cáo vì cho là hành vi chiếm đoạt tài sản của Huyền Như với bà Hiên đã được cơ quan tố tụng truy xét rõ ràng, không cần thiết giám định lại các hợp đồng vì Như xác định do mình làm giả.
Các luật sư của VietinBank không đồng ý với công tố về việc buộc VietinBank có trách nhiệm bồi thường (hơn 1.000 tỉ đồng) với năm công ty bị mất tiền trong tài khoản tại ngân hàng này. Theo họ, các công ty này đã không ngay tình khi gửi tiền vào đây cũng tương tự như trường hợp ACB, Navibank. Và Như không thể tham ô tiền của VietinBank vì không phải là người có chức vụ, quyền hạn của ngân hàng này. Các luật sư cho rằng "các công ty này bị chiếm đoạt tiền là do lòng tham nên "sập bẫy" lừa đảo của Như".
Đại gia cho vay lãi nặng: Tin Như mới cùng đi lừa?!
Bào chữa cho bị cáo Đào Thị Tuyết Dung (Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân) bị quy kết hai tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cho vay lãi nặng, luật sư xin giảm án vì bị cáo giúp sức đi lừa là do tin tưởng Như.
Bị cáo này có đơn xin giảm hình phạt nhưng VKS có kháng nghị tăng nặng hình phạt đối với bị cáo này. Tại phiên phúc thẩm, VKS bác kháng cáo, chấp nhận kháng nghị đề nghị mức án từ 13-14 năm tù với Dung về tội lừa đảo. Trước đó bị cáo Dung bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 12 năm tù giam cho hai tội danh.
Bị cáo Dung, nữ đại gia cho Huyền Như vay "cắt cổ" bị đề nghị tăng án vì giúp Huyền Như lừa đảo
Luật sư của bị cáo Dung cho rằng đề nghị của VKS không bình đẳng so với hành vi phạm tội của nhóm bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò giúp sức cho Huyền Như. Cạnh đó, viện nói Dung vì tư lợi đã giúp Như chiếm đoạt tiền tại Ngân hàng VIB để Như có tiền trả cho mình cũng khônh đúng. Vị này cho là "hành vi giúp sức của Dung chỉ là vì quá tin tưởng Như nên đã vi phạm pháp luật".
Luật sư này cũng nhấn mạnh hành vi phạm tội của Dung không có sự bàn bạc, tất cả đã được Huyền Như đã làm sẵn. Tiền chiếm đoạt của Như tại Ngân hàng VIB, Dung cũng không có lợi ích. Từ đó, ông đề nghị HĐXX giữ nguyên quy kết tại bản án sơ thẩm và chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Dung....
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?