Theo GS Dương Nghiệp Chí - nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, thể thao học đường VN được đánh giá vào loại kém nhất khu vực.
Tay vợt Đinh Quang Linh của đội tuyển bóng bàn VN cũng có mặt tại AUG 16 |
Nhưng ở các đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á, đoàn VN luôn đứng trong tốp đầu.
Chẳng hạn tại Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á lần 16 (AUG 16) vừa kết thúc tại Lào tối 20-12, với đội hình nòng cốt là VĐV các đội tuyển, đoàn thể thao sinh viên VN xếp hạng nhì tại đại hội với 119 huy chương (56 HCV, 35 HCB, 28 HCĐ), đoàn Malaysia hạng nhất với 180 huy chương, trong đó có 60 HCV. Thứ ba là đoàn Thái Lan với 153 huy chương (45 HCV).
Nhìn đâu cũng thấy tuyển thủ
Theo quyết định thành lập đoàn thể thao sinh viên VN dự AUG 16 do Hiệp hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp VN thành lập, đoàn có 258 thành viên. Trong đó có 34 cán bộ, còn lại là các VĐV, HLV... đến từ các trường đại học, trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, Tổng cục TDTT. Nòng cốt trong đội hình đoàn VN là VĐV thuộc các đội tuyển quốc gia. Thậm chí nhiều HLV trưởng các đội cũng là HLV của các đội tuyển quốc gia.
Ông Vũ Xuân Thành, trưởng bộ môn taekwondo Tổng cục TDTT, cho biết ngay sau khi thi đấu tại Giải quyền taekwondo thế giới ở Colombia, các VĐV nội dung quyền của đội tuyển như Lê Huỳnh Châu (VĐV đạt chuẩn tham dự Olympic London 2012), Nguyễn Minh Tú, Lê Anh Minh, Châu Tuyết Vân, Nguyễn Thị Ly... đã đi thẳng sang Lào dự AUG 16.
Không chỉ taekwondo, hàng loạt VĐV của đội tuyển cũng tham dự AUG 16 như Nguyễn Hữu Việt, Đỗ Huy Long (bơi lội), Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Lai, Nguyễn Thị Thúy, Dương Văn Thái, Đỗ Thị Thảo, Phạm Thị Bình, Trần Huệ Hoa (điền kinh); Diệu Linh, Đỗ Thị Minh, Phạm Thị Yến, Ngọc Hoa (bóng chuyền), Đinh Quang Linh, Mai Hoàng Mỹ Trang, Thiên Kim, Việt Linh, Đào Duy Hoàng (bóng bàn) hay đội judo với các VĐV kỳ cựu từng nhiều lần tham dự Olympic, SEA Games như Văn Ngọc Tú, Huỳnh Nhất Thống...
Điều này giúp đoàn thể thao sinh viên VN thắng như chẻ tre tại đại hội ở nhiều môn thi như taekwondo, bóng bàn, bóng đá nữ, bóng chuyền nữ...
Với đội quân của đội tuyển, bóng bàn đoạt đến 6 HCV tại đại hội. Trong đó có đến 4/6 trận chung kết là cuộc đấu nội bộ của các VĐV VN. Trong khi đó, các quốc gia hùng mạnh về bóng bàn trong khu vực đều bị loại từ vòng ngoài với các sinh viên thật. Bóng đá nữ, bóng chuyền VN đều vượt qua Thái Lan để giành HCV với những Kiều Trinh, Tuyết Mai, Ngọc Hoa... Rất nhiều người tỏ ra bất ngờ khi xem trận chung kết bóng đá nữ giữa VN - Thái Lan tại đại hội và cứ tưởng đó là đội tuyển VN đi thi.
Cứ sinh viên là đi thi
Trao đổi với Tuổi Trẻ khi đang có mặt tại Lào, một VĐV của đoàn VN cho biết: “Đại hội khá vui, đoàn VN giành nhiều huy chương nên không khí càng phấn khởi. Đây là dịp cho các VĐV hết thời ở đội tuyển như tôi thi thố, giao lưu”.
Theo ông Ngũ Duy Anh - tổng thư ký Hiệp hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp VN, vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục - đào tạo, tất cả VĐV của đoàn thể thao sinh viên VN dự đại hội đều đủ tiêu chuẩn. Ông Duy Anh nói: “Theo quy định của đại hội, chỉ cần là sinh viên tham gia học các hệ đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, độ tuổi từ 18-28 là có thể tham dự đại hội. Điều lệ không quy định các sinh viên chưa từng khoác áo đội tuyển hay đã tham gia các giải thể thao chuyên nghiệp. Vì thế không chỉ VN, các quốc gia khác cũng đưa VĐV đội tuyển đi thi đấu ở AUG. Đó là lý do VN không có HCV ở các môn bơi lội, quần vợt, cầu lông”.
Trước câu hỏi vì sao không dành sân chơi này cho các sinh viên đích thực, ông Duy Anh cho biết: “Những sinh viên mới vào trường tập được vài năm không thể đi thi vì trình độ rất chênh lệch. Đi thi như thế thì không có thành tích, thậm chí vì là VĐV không chuyên nghiệp nên có thể bị chấn thương rất nguy hiểm. Đầu tư rất nhiều tiền để tập huấn, thi đấu mà lại đưa sinh viên mới tập đi thi không có thành tích thì có nên không?”.
GS Dương Nghiệp Chí đến từ Viện Khoa học TDTT cho biết theo đánh giá của ông, thể thao học đường VN đang đứng chót trên bản đồ thể thao học đường khu vực. Thực tế các trường học tại VN gần như không có điều kiện phát triển thể thao học đường vì thiếu sân bãi, dụng cụ thi đấu.
Ông Ngũ Duy Anh chia sẻ về điều này: “Một số trường tại các thành phố lớn diện tích lớp học còn thiếu, chưa nói đến việc giáo dục thể chất, tập luyện thể thao. Như Trường tiểu học Bà Triệu (Hà Nội) học sinh phải đứng ngoài vỉa hè để hoạt động thể dục, ngoại khóa vì không có sân bãi. Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội được cho là có diện tích lớn nhất trong các trường đại học tại VN cũng chỉ có 150ha.
Trong khi đó, một trường đại học bình thường ở Thái Lan, Singapore, Malaysia cũng có diện tích 200-1.000ha. Cơ sở vật chất để học môn giáo dục thể chất, tập luyện thể thao của các trường học này rất hiện đại, vì thế học sinh, sinh viên của họ mới có điều kiện tập luyện. Từ đó các nhà chuyên môn thể thao mới phát hiện thêm nhiều tài năng nhằm phục vụ cho thể thao thành tích cao”.
Nhìn người nghĩ mà buồn cho thể thao sinh viên VN.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%