Đêm khuya giữa cánh đồng hoang, chú rể diện bộ áo dài khăn đóng, tay cầm thanh kiếm, cưỡi xe máy đến rước cô dâu trong một lễ cưới hoang dã, diễn ra cuối tuần qua tại quận 2, TP. HCM.
|
Toàn bộ khách mời trong hôn lễ chỉ vỏn vẹn 150 người bạn thân của cô dâu chú rể thuộc nhóm "Khoan cắt bê tông". Theo các thành viên, nhóm có quan điểm sống là từ bỏ các giá trị ràng buộc mang tính truyền thống để hướng tới lối sống tự do phóng khoáng. Nhóm có hơn 1.000 thành viên, phần lớn là người Việt Nam.
Chủ nhân của đám cưới "độc" ấy là chú rể Alec (người Do Thái) và cô dâu Chế Mun (người Việt Nam). Cặp vợ chồng này cho biết vì gia đình không đồng ý cả hai kết hôn và tổ chức đám cưới theo nghi lễ chính thống, nên đã phải chọn cách này để hợp thức hóa mối quan hệ, một phần cũng là để tiết kiệm chi phí.
Chú rể rước dâu bằng xe máy giữa cánh đồng hoang. (Ảnh: Thi Trân)
"Chúng mình yêu nhau nhưng cha mẹ không cho cưới thì mình đến với nhau chỉ cần có đất trời chứng giám là đủ rồi", chú rể Alec, người Do Thái, hiện là giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM nói bằng tiếng Việt khá rành rọt.
Cô dâu Chế Mun, 27 tuổi (tên thường gọi là Tina) cho biết, chị sinh ra tại tỉnh Ninh Bình nhưng theo gia đình sang nước ngoài định cư từ nhỏ. Trở về Việt Nam cách đây 4 năm, chị gặp Alec. "Mặc dù gia đình không chấp nhận nhưng mình luôn tâm niệm tình yêu thì không có biên giới, đổi lại chúng mình thấy hạnh phúc luôn có bạn bè bên cạnh nâng đỡ", cô dâu giản dị trong bộ đầm trắng, cầm bó hoa cỏ nói.
Video đám cưới
Toàn bộ quang cảnh hôn trường được chuẩn bị khá giản dị, từ cổng đám cưới, hàng rào, rạp đến sân khấu đều làm bằng lá dừa, hoa cỏ, chiếu manh hoặc giấy carton. Các thành viên nhóm "Khoan cắt bê tông" giúp đỡ cô dâu chú rể toàn bộ công việc hậu trường này.
Hôn trường được thiết kế giản dị bằng lá dừa, hoa cỏ, vỏ chai bia... (Ảnh: Thi Trân)
Họa sĩ Ngô Lực, một thành viên trong nhóm cho biết, vì ủng hộ tình yêu chân thành của đôi uyên ương mà anh giúp đỡ hai bạn. Mỗi người đều tận dụng sở trường của mình như thiết kế, vẽ, hoặc đóng góp tiết mục văn nghệ cho hôn lễ.
"Các thành viên nhóm xác định tôn chỉ mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn sống theo cách của mình chứ không nhất thiết phải theo một khuôn mẫu truyền thống", họa sĩ Ngô Lực nói.
Chú rể đeo vòng chân cho cô dâu và cô dâu đeo vòng tay cho chú rể. (Ảnh: Thi Trân)
Nghi thức lễ cưới là sự kết hợp giữa phong cách Á - Âu, song nhiều vật phẩm được thay thế giản dị hơn. Thay vì trao nhẫn vàng, chú rể đeo một chiếc vòng vải vào chân cho cô dâu, sau đó đến lượt cô dâu cũng đeo một chiếc vòng vải vào tay chồng mình.
Khi nghi lễ kết thúc, một chiếc bình trà khổng lồ làm bằng lá dừa được đốt cháy phừng phực, đôi uyên ương bắt đầu hôn nhau và khiêu vũ. Các khách mời cũng quây thành vòng tròn và nhảy múa tưng bừng mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Mọi người cùng nhau thưởng thức buổi tiệc buffet nướng giản dị đến gần 1h sáng mới tàn tiệc.
Cuối đám cưới còn có một số nghi thức mang biểu tượng "phồn thực" khiến một số người lần đầu tham gia cảm thấy thẹn thùng đỏ mặt, song đa phần mọi người đều thích thú và reo vui tán thưởng.
Có mặt tại hôn lễ, anh Guyla, một nhà làm phim người Hungary cho biết, anh chưa bao giờ tham gia một đám cưới tương tự thế này nên cảm thấy khá thú vị. "Mình cũng muốn tổ chức một đám cưới hoang dã tương tự. Một tình yêu đẹp thì đáng được mọi người chúc phúc", Guyla nói trong lúc nhảy múa theo nhạc.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%