Vì sao người kế nghiệp Võ Tắc Thiên không phải là Thái Bình công chúa?
Chủ nhật, 19/10/2014 15:43

Thái Bình công chúa có nhiều tham vọng chính trị và nhiều mưu mô giống mẹ, nhưng bà không thể xưng danh hoàng đế như Võ Tắc Thiên dù có tố chất và điều kiện thuận lợi.

Vì sao người kế nghiệp Võ Tắc Thiên không phải là Thái Bình công chúa? (Ảnh minh họa)

Vì sao người kế nghiệp Võ Tắc Thiên không phải là Thái Bình công chúa? (Ảnh minh họa)

Tố chất của hoàng đế

Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tống Lý Trị có 4 người con, 2 trai, 2 hai gái, trong đó, Võ Tắc Thiên đặc biệt sủng ái con gái út, Thái Bình công chúa. Cũng giống như mẹ, Thái Bình công chúa là người mưu mô và tham quyền. Bà đã gài người thân cận vào làm nội gián để theo dõi mẹ đẻ. Biết mẹ là người đam mê dục vọng nên bà đã cống nạp cho Võ Tắc Thiên hai người đàn ông là Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi.

Hai người này đã lấy được lòng tin của Võ Tắc Thiên và được cho nhiều quyền hành, làm đủ mọi chuyện lộng hành ngoài cung mà Võ Tắc Thiên cũng không hề hay biết. Lợi dụng tình hình, Thái Bình công chúa xúi hai người này khởi binh làm phản, ép mẹ bỏ ngai vàng, truyền ngôi cho Lý Hiển. Ban đầu Võ Tắc Thiên không đồng ý nhưng Thái Bình đã khuyên mẹ từ bỏ để làm Thái Thượng Hoàng, cuối cùng Võ Tắc Thiên đã đồng ý.

Với công này, bà được tôn là Trấn Quốc Thái Bình công chúa. Vị thế của Thái Bình công chúa không ngừng lớn mạnh, trở thành công chúa có quyền lực cao nhất của nhà Đường. Với sự hỗ trợ của bà, Lý Đản đã đăng cơ sau khi lật đổ âm ưu của Vi Hậu và công chúa An Lạc và truất ngôi tiểu hoàng đế. Khi Lý Đản đăng cơ thường xuyên bàn bạc việc quân cơ với bà, mỗi lần Thái Bình công chúa vào triều bàn việc đều ngồi trò chuyện với Lý Đản rất lâu.

Nếu Thái Bình công chúa không lên triều Lý Đản sẽ phái Tể tướng đến chỗ bà để xin ý kiến. Mỗi lần các Tể tướng cho bản tấu Lý Đản đều hỏi: "Việc này đã yết kiến Thái Bình công chúa chưa?", rồi mới hỏi: "Đã yết kiến Tam Lang (Thái tử Lý Long Cơ) chưa?" Nếu Tể tướng xác nhận đã được sự cho phép của Thái Bình công chúa đồng ý thì Lý Đản mới đồng ý và mọi việc công chúa muốn Lý Đản đều đồng ý.

Trong triều bách quan văn võ từ Tể tướng trở xuống hoặc tán thưởng, hoặc tránh né, nhất nhất nghe theo ý của bà. Tháng 6/710, Đường Trung Tông băng hà, do Vi hoàng hậu và An Lạc công chúa hạ độc. Vi hoàng hậu muốn nhân đó chiếm ngôi vị, làm một Võ Tắc Thiên tiếp theo, nhưng Thượng Quan Uyển Nhi cùng Thái Bình công chúa đưa di chiếu lập Ôn vương Lý Trọng Mậu làm vua, tức Đường Thương Đế. Sau đó, Thái Bình công chúa đã dùng thế lực phối hợp với người cháu là Lý Long Cơ, con của Lý Đán, và lập người này làm vua.

Lý Long Cơ làm vua nhưng sau này chính hai cô cháu lại tranh giành quyền lực của nhau. Và cuối cùng Thái Bình công chúa phải chết dưới tay Lý Long Cơ. Không thể trở thành nữ hoàng đế thứ hai

cong-chua-thai-binh-1

(Ảnh minh họa)

Theo Lsguhsi, một trang web về lịch sử của Trung Quốc, dù có tố chất và uy quyền mạnh mẽ như trên nhưng Thái Bình công chúa không được lòng dân, không được lòng quần thần. Ngoài ra, triều đình cũng đã cảnh giác với việc một người đàn bà can dự vào triều chính nên Thái Bình công chúa không thể trở thành một Võ Tắc Thiên thứ hai. Theo lẽ thường, được lòng dân sẽ được thiên hạ, bằng không sẽ mất đi sự ủng hộ của dân chúng.

Trong khi đó, Thái Bình công chúa là người tham tiền bạc, ung dung cướp tài sản của thuộc hạ, tranh chấp quyền lợi với dân chúng, do đó không được lòng dân. Được yêu chiều từ nhỏ, lại chịu ảnh hưởng từ mẹ là Võ Tắc Thiên, cộng thêm những biến cố của tuổi thơ cùng sự thất bại hai cuộc hôn nhân đã tạo nên một Thái Bình công chúa ích kỉ, tham quyền, tham tiền tài.

Thái Bình công chúa dùng tiền để khuếch trương thế lực và mua chuộc kẻ dưới, chính vì vậy thuộc hạ dưới quyền bà hầu hết đều không thể trọng dụng lâu dài. Đám người này không lấy trị an đất nước làm tôn chỉ mà chỉ quan tâm tới quyền lực của bản thân, quan tâm tới lợi ích của Thái Bình công chúa. Xét về nhân phẩm hay năng lực, những kẻ này đều không thể so sánh được với thuộc hạ của Lý Long Cơ. Chính vì vậy bà đã thua cuộc trong trận chiến tranh giành quyền lực với chính kẻ bà đưa lên ngai vàng. Đời tư của Thái Bình công chúa cũng phức tạp, gây bất mãn trong triều thần.

Theo "Hạ Lan Mẫn truyện" việc bị anh họ Hạ Lan Mẫn cướng bức đã gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến Thái Bình công chúa và cũng là khởi nguồn cho bất hạnh trong đời sống riêng tư của bà. Người chồng đầu tiên của bà là Tiết Thiệu. Thời gian đầu, cuộc sống giữa Thái Bình Công chúa và Tiết Thiệu cũng có thể coi là hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ được 7 năm, cuộc hôn nhân này bắt đầu rạn nứt. Sau khi Tiết Thiệu bị giết vì tạo phản, Thái Bình công chúa kết hôn với Võ Du Kỵ là cháu trai của Võ Tắc Thiên.

Nhưng cuộc hôn nhân này cũng không mấy suôn sẻ do ảnh hưởng từ Võ Tắc Thiên. Theo "Tự trị thông giám", Thái Bình công chúa đã tư thông với ít nhất ba người và họ đều núp bóng công chúa làm nhiều việc xấu. Tuy nhiên, quan trọng nhất là từ sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi và thay nhà Đường thành nhà Võ, triều đình và dân chúng đều rất cảnh giác với việc một người đàn bà can dự vào triều chính.

Trong bối cảnh xã hội như vậy bất kỳ một ý đồ nhiếp chính nào của phụ nữ cũng sẽ đi đến thất bại. Giống như Vi Hậu và công chúa An Lạc, Thái Bình công chúa không phải là ngoại lệ. Do đó, dù có tài giỏi đến đâu thì Thái Bình cũng không thể thực hiện giấc mơ hoàng đế. Vương triều Đại Đường cũng như trong suốt các triều đại phong kiến Trung Quốc, duy nhất một người đàn bà có thể đứng lên làm hoàng đế, chấp chính thành công, là Võ Tắc Thiên.
 

Zing.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!

Tag: vo tac thien , thai binh cong chua , nu hoang co tac thien , nhan vat vo tac thien , tin , bao