Khi giàn khoan di chuyển về hướng Tây Bắc (hướng đảo Hải Nam), cũng không xa xôi gì với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Vạch mặt động thái dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc |
Theo thông tin trên tờ Vietnamplus, tại thời điểm 18h30 ngày 16/7, giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) đã dịch chuyển khỏi vị trí cũ 41 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 163 hải lý về phía Tây Nam, ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Nhiều chuyên gia trong nước đã lên tiếng xung quanh động thái dịch chuyển giàn khoan này của Trung Quốc.
Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội: Chắc chắn Trung Quốc sẽ không dừng lại
“Chắc chắn Trung Quốc sẽ không dừng lại. Họ đã vẽ bản đồ 9 đoạn, rồi 10 đoạn, họ tuyên bố với thế giới về chủ quyền ở Hoàng Sa, đưa tàu, thuyền cản trở các hoạt động lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam... Do đó, bản thân chúng ta không mơ hồ, ảo tưởng mà phải luôn luôn cảnh giác". Theo báo Giao thông vận tải.
Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công An: Trung Quốc sẽ chuyển sang một kịch bản đáng sợ
“Sau khi rút giàn khoan, Trung Quốc sẽ chuyển kịch bản sang một giai đoạn quyết liệt, đáng sợ hơn. Có thể, Trung Quốc sẽ đưa thêm nhiều giàn khoan vào khu vực này để tác nghiệp trái phép, kèm theo là hàng trăm tàu cá được sự bảo vệ của nhiều tàu Hải giám, Hải cảnh, Hải tuần.
Ý đồ khống chế Biển Đông của Trung Quốc dựa theo thuyết “không đánh mà thắng” của Quản Trọng - một nhân vật trong lịch sử Trung Quốc. Ít nhất, trong 10 năm tới, Trung Quốc cũng chưa “động binh” bởi Trung Quốc chưa đuổi kịp Mỹ. Họ sẽ sử dụng chiến thuật “vết dầu loang” để từ vùng này sẽ lan sang vùng khác”. Theo tờ Trí Thức Trẻ/Soha.vn
Trên tờ Tri thức trực tuyến, vị này cũng nhận định, giàn khoan Hải Dương-981 có chế độ ổn định rung lắc khá tốt nên không phải vì bão mà Trung Quốc di chuyển.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Trung Quốc đã tiếp tục bằng hai sự việc khác
“Dù hoan nghênh việc di chuyển giàn khoan của Trung Quốc nhưng tôi không phấn khởi vì cái gốc của vấn đề chưa được giải quyết. Ngay cả khi việc hạ đặt giàn khoan trái phép đã dừng thì họ đã tiếp tục bằng hai sự việc khác là khảo cổ và cố gắng để đăng ký cái gọi là "Con đường tơ lụa trên biển" với UNESCO, bảo vệ tuyên bố chủ quyền mà họ không hề có ở Biển Đông.
Chúng ta phải chuẩn bị mọi phương án để có thể chủ động và không bao giờ ngỡ ngàng, bất ngờ trước các hành vi của Trung Quốc”. Theo tờ Trí Thức Trẻ/Soha.vn
Ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam: Trung Quốc không bao giờ từ bỏ âm mưu
“Trung Quốc rút giàn khoan cũng chưa khiến chúng ta mừng được. Vì thực ra khi giàn khoan di chuyển về hướng Tây Bắc (hướng đảo Hải Nam), cũng không xa xôi gì với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chúng ta chưa thể yên tâm về động thái tiếp theo của Trung Quốc.
Trung Quốc không bao giờ nhượng bộ, không bao giờ từ bỏ âm mưu “thôn tính Biển Đông”. Trung Quốc lùi một bước không có nghĩa họ nhận ra sai. Chúng ta đừng nghe lời họ nói, mà hãy nhìn vào hành động của họ”. Theo Infonet.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV, nguyên ĐBQH các khóa VIII, IX, X: Đừng ảo tưởng!
“Đừng thấy họ di chuyển giàn khoan mà vội vui mừng, đừng ảo tưởng rằng Trung Quốc thôi thực hiện mưu đồ chiếm Biển Đông. Đây chỉ là việc làm nhằm xoa dịu dư luận trước sự đấu tranh của Việt Nam và dư luận thế giới phản đối việc xâm phạm vùng biển của nước ta.
Đừng ảo tưởng việc giàn khoan Hải Dương 981 rút về đảo Hải Nam là Trung Quốc đã chấm dứt việc bành trướng, bá quyền. Giàn khoan đó dù có đi đâu thì cũng vẫn ở trên biển Đông. Đó là mắt xích để Trung Quốc thực hiện ý đồ của mình. Việt Nam cần phải tiếp tục kết hợp với quốc tế đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa". Theo báo Một Thế Giới.
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Một phép thử của Trung Quốc tại Biển Đông
“Trung Quốc nói giàn khoan Hải Dương 981 đã “hoàn thành nhiệm vụ” thì đó là kiểu khoa trương của họ. Việc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 không phải là việc cuối cùng mà Trung Quốc ở Biển Đông. Việc cuối cùng của họ là làm thế nào phải thống trị hoàn toàn Biển Đông và quản lý vùng biển này theo ý đồ của họ. Nước này sẽ có trăm phương ngàn kế để thực hiện, trong đó không chỉ có việc giàn khoan mà ngay lúc này đây, họ đang xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma, cấm đánh bắt cá, tuyên bố bản đồ phi pháp…. Vụ giàn khoan chỉ là một phép thử của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo tờ Trí Thức Trẻ/Soha.vn
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?