Đó là một trong những quy định tại Nghị định 121 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản...
Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 30/11 (Ảnh minh họa) |
Từ 30/11, Nghị định sẽ có hiệu lực. Theo đó, Nghị định quy định đối với hành vi tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức như: đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng; thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư sẽ bị phạt tiền từ 50 -60 triệu đồng. Mức phạt này cũng áp dụng với các hành vi kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường; sửa chữa xe máy; kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm; kinh doanh gas hoặc các vật liệu nổ, dễ cháy ở chung cư. Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại bừa bãi gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường; sử dụng kinh phí quản lý vận hành hoặc kinh phí bảo trì nhà chung cư, màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư trái quy định.
Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm tại chung cư làm ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan và môi trường sống của các hộ dân khác và công cộng hay quảng cáo, viết, vẽ bên ngoài nhà ở trái quy định sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Mức phạt tương tự cũng sẽ áp dụng đối với hành vi đục khoét, đóng đinh vào cây xanh; tự ý ngắt hoa, cắt cành cây; đốt gốc, lột vỏ thân cây, phóng uế nơi công cộng... Việc chăn thả gia súc trong công viên, vườn hoa hay làm hư hại bia, mộ trong nghĩa trang cũng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng.
Đối với hành vi đổ phân rác, phế thải xây dựng, chăn nuôi súc vật, trồng cây, hoa màu trong khu vực an toàn giếng nước ngầm sẽ bị phạt tiền từ 1 - 5 triệu đồng. Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi đào hố rác, hố phân, hố vôi, chôn súc vật, chất độc hại trong khu vực an toàn giếng nước ngầm. Ngoài tiền phạt, nghị định cũng buộc người vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu. Đối với hành vi đổ đất, đá, vật liệu, rác xuống sông, hồ, kênh, hố ga, cống, rãnh thoát nước làm cản trở dòng chảy sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng.
Đối với các hành vi không dành quỹ đất hoặc dành không đủ diện tích trong dự án phát triển nhà ở thương mại để xây dựng nhà xã hội theo quy định; không đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật dự án đã được phê duyệt; triển khai dự án chậm tiến độ đã được phê duyệt cũng sẽ bị phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng.
Nghị định cho phép thanh tra xây dựng, UBND các cấp, quản lý thị trường được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện và xử lý theo thẩm quyền.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%