Sau khi Thứ Trưởng Bộ GD – ĐT Bùi Văn Ga đưa ra dự kiến “hai điểm sàn”, Hiệp hội các trường ngoài công lập (NCL) đã tổ chức họp, lấy ý kiến về vấn đề này.
Thí sinh dự thi đại học, cao đẳng năm 2012 |
“Chơi đểu” trường NCL
Theo ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng ĐH Phương Đông, nếu vẫn duy trì thi ba chung thì vẫn có điểm sàn nhưng chỉ cần một mức chứ không nên áp dụng phương án hai điểm sàn như Bộ đang dự kiến.
“Nếu như các trường công lập tự trọng nên tự xác định điểm truyển riêng và không cần phải lấy tận đên điểm sàn. Quan điểm của tôi, điểm sàn không thể đảm bào chất lượng, không đánh giá được thấp hay cao”, ông Dụ nói.
Khá thẳng thắn, mạnh bạo, ông Dương Phan Cường, chủ tịch ĐH Chu Văn An kiên quyết bảo vệ ý kiến chỉ có 1 điểm sàn duy nhất và cho rằng, Bộ xác định hai điểm sàn là “đểu”, là đẩy các trường ngoài công lập xuống “công dân hạng hai”.
Không đồng ý với dự kiến hai điểm sàn cũng là ý kiến của bà Nguyễn Vân Khánh Hà, Hiệu trưởng CĐ Asean. Theo bà Hà, có hai mức điểm sàn là phân biệt thành phố và nông thôn, hơn nữa không thể xác định điểm sàn như điểm chuẩn các trường ĐH.
Còn theo Hiệu trưởng ĐH Thăng Long Hoàng Xuân Sính, Bộ dự kiến chọn phương án 2 điểm sàn là lười, là đối phó với các trường ngoài công lập mặc dù trước đó các trường đã đưa ra rất hiều phương án đề xuất.
Không dám bỏ điểm sàn vì sợ dư luận?
Một số ý kiến cho rằng, Bộ cương quyết giữ phương án điểm sàn là vì sợ dư luận.
Theo Chủ tịch hội đồng quản trị ĐH Đông Á, các trường ngoài công lập nhiều lần đề xuất Bộ thay đổi phương án tuyển sinh không phải là kêu cứu mà là đề nghị cải cách giáo dục.
“Thi thố không thể phản ánh đúng trình độ phát triển khoa học ngày nay. Các nước trên thế giới đi khác, chúng ta mãi 1 đường. Điểm sàn sớm muộn cũng phải bỏ, bỏ cả thi đại học . Bộ không phải không biết nhưng sợ dư luận. Trường tư thục muốn tồn tại phải giữ được uy tín trong tương lai. Bỏ điểm sàn không phải vì các trường không tuyển sinh được mà đó là điều tất yếu”, đại diện ĐH Đông Á phán đoán.
Hiệu trưởng ĐH Nguyễn Trãi cho rằng, điểm sàn không có giá trị gì cả, các trường
đỉnh cao coi đó là cuộc dạo chơi, để xem thiên hạ. Các trường ngoài công lập hiện còn gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh không phải vì lãnh đạo dốt. Họ đa số đều là những người làm trong các trường công lập, có kinh nghiệm.
Cùng chung ý kiến, Phó hiệu trưởng Cao đẳng Kinh tế kĩ thuật Hà Nội đề nghị, Bộ GD - ĐT làm thật tố chức năng quản lý của mình về nhà nước. Theo đó, cần phân bố chỉ tiêu các trường công lập và xác định điểm sàn chính xác hơn.
Chốt ý kiến, ông Phan Quang Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ngoài công lập đề xuất các trường tiếp tục gửi phương án và kiến nghị của trường mình đề trình lên bộ. Hiệp hội không phải người đối lập nhưng nhưng phải đấu tranhd dê đòi lại sự công bằng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?