Nhiều trường tiểu học quận trung tâm của Đà Nẵng vỡ chỉ tiêu, có trường chỉ tiêu "đội" lên đến 400% học sinh (HS) so với điều tra phổ cập.
Sau giờ học ở trường, những HS này được đưa về các trung tâm lưu trú để tiếp tục học buổi chiều - Ảnh: Diệu Hiền |
nơi sinh hoạt tập thể... Xóa bán trú với HS lớp 1
Theo điều tra phổ cập tiểu học, số học sinh (HS) đúng tuyến đến độ tuổi vào lớp 1 tiểu học Phù Đổng năm học 2012-2013 chỉ 146 HS, nhưng đến khi tuyển sinh, sĩ số lại lên đến 611 em, tăng 400%. Đó là thực trạng của các trường tiểu học nằm ở vị trí trung tâm Đà Nẵng. Và những hệ lụy kéo theo của thực trạng này là không nhỏ. Với số lượng tuyển sinh như hiện nay, trong chỉ tiêu tuyển sinh, trường Phù Đổng chỉ có 4 lớp 1, và 2 lớp 1 tiếng Pháp tăng cường. Nhưng khi chính thức vào học, thì số lớp 1 đã là 16 lớp, tăng 10 lớp. Các trường Phan Thanh, Hoàng Văn Thụ cũng tương tự. Tiểu học Phan Thanh điều tra ban đầu 112 em, nhưng vào năm sĩ số là 284 HS; tiểu học Hoàng Văn Thụ điều tra phổ cập chỉ có 38 HS, vào học sĩ số lại là 252 em.
Lý giải cho sự vượt trội sĩ số này, hiệu trưởng ở các trường tiểu học này đều đưa ra 2 lý do: số HS nhập khẩu mới vào khu vực tuyển sinh của trường tăng đột biến sau khi trường tiến hành điều tra phổ cập; số HS là con em cán bộ công chức làm việc ở khu vực trung tâm quá đông nên phải sắp xếp để con em họ được thuận tiện trong việc đưa đón.
Việc sĩ số tăng đột biến này, dẫn tới việc trước đây tại các trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, Phù Đổng, Phan Thanh đều có tổ chức bán trú cho học sinh khối lớp 1, nhưng năm nay thì hoàn toàn xóa bán trú lớp 1. Theo lý giải của các trường, một phần do vỡ chỉ tiêu, nhưng một phần cũng do năm nay lớp 3, 4, 5 phải học thí điểm Anh văn nên phải tạo điều kiện để các em học bán trú để có thời gian học tập.
Trung tâm lưu trú mọc lên
Các trường không tổ chức bán trú, nên ngay lập tức, rất nhiều trung tâm lưu trú trên địa bàn trung tâm TP.Đà Nẵng đã xuất hiện để phục vụ nhu cầu. Vậy là sau giờ học ở trường, học sinh được đưa lên xe ô tô, rồi đến ăn, ngủ, nghỉ và học tại các trung tâm lưu trú này vào buổi chiều. Theo ghi nhận của PV, tại địa bàn quận Hải Châu có 10 trung tâm lưu trú đang hoạt động, nhưng chỉ có 4 trung tâm được cấp phép là: Win, Viên Thảo, Thành Tài, Tài năng Việt. Rất nhiều Trung tâm lưu trú diện tích chật hẹp, các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Theo quy định, những trung tâm như vậy chỉ được nhận giữ trẻ, không được dạy thêm nhưng trên thực tế, vẫn tổ chức dạy kiến thức cho trẻ.
Một phụ huynh cho hay, một số giáo viên biết bức xúc của cha mẹ HS, có giới thiệu phụ huynh đến một trung tâm đang xây dựng ở đường Nguyễn Tất Thành, đề nghị thuê phòng của trung tâm này và mời giáo viên đến dạy. Mức giá khoảng 1,5 triệu đồng/em trong buổi chiều, trong khi bán trú tại các trường ở quận trung tâm chỉ với mức giá từ 600.000đ-700.000đ.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?