Dư luận đang xôn xao về chuyện “Quế” thật, “Quế” giả ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trường Đại học KTQD).
Trong Luận án của mình, PGS.TS. Hoàng Xuân Quế sao chép y nguyên gần 30% nội dung Luận án của Tiến sỹ Mai Thanh Quế. |
Đó là vụ việc PGS.TS Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học KTQD tác giả Luận án “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” bị tố “đạo văn” tới 30% nội dung luận án tiến sĩ của ông Mai Xuân Quế.
Nghi án “đạo” luận án tiến sĩ (!?)
Theo đơn thư phản ánh: Luận án Tiến sỹ của nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Quế, mã số LATS 576 tại thư viện Trường Đại KTQD, bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” đã sao chép y nguyên nội dung 53 trang (chiếm khoảng 30% tổng số trang) Luận án Tiến sĩ bảo vệ năm 2002 của nghiên cứu sinh Mai Thanh Quế, Mã số LA83 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện của Học viện Ngân hàng, đề tài “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”…
Sau khi nhận được thông tin nêu trên, Hiệu trưởng Trường Đại học KTQD đã thành lập Tổ xác minh do Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học làm Tổ trưởng. Tổ xác minh tổ chức đối chiếu và làm việc với tác giả Luận án bị “đạo” là Tiến sỹ Mai Thanh Quế, Giám đốc Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng thuộc Học viện Ngân hàng. Tiến sỹ Mai Thanh Quế, có bản xác nhận: “Tôi xin đảm bảo rằng cá nhân tôi thực hiện nghiên cứu và không có sự tham gia của bất kỳ người nào khác ngoài giáo viên hướng dẫn. Những cá nhân có Luận án Tiến sỹ sao chép một phần của tôi là không có sự cho phép của cá nhân tôi và chưa từng tham gia với tôi ở các công trình nghiên cứu khác”.
Trong Luận án của mình, PGS.TS. Hoàng Xuân Quế sao chép y nguyên gần 30% nội dung Luận án của Tiến sỹ Mai Thanh Quế. Ngoài ra ông Hoàng Xuân Quế còn trích dẫn không đúng nhiều nội dung khoa học không đúng do lỗi sao chép không phù hợp. Một số bảng biểu được tác giả Luận án (PGS.TS. Hoàng Xuân Quế) sao chép, “bịa số liệu” cho đến thời điểm bảo vệ (năm 2003). Tổng cộng, Luận án của PGS.TS Hoàng Xuân Quế có 2.020 câu, phát hiện có 662 câu giống Luận án của Tiến sĩ Mai Thanh Quế, chiếm tỷ lệ 33,66% dung lượng (theo số câu) của Luận án. Có 375 câu giống hoàn toàn luận án của ông Mai Thanh Quế, chiếm 18,56% dung lượng của Luận án. Luận án của PGS.TS Hoàng Xuân Quế đã sử dụng tới 73 tài liệu tham khảo, nhưng chỉ có 7 trích dẫn…
Để làm rõ thêm vụ việc, Phóng viên tìm thấy cuốn sách chuyên khảo “Bàn về các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay” của ông Hoàng Xuân Quế, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2004 (Số Giấy phép xuất bản 335-133/XB-QLXB Cục xuất bản cấp ngày 13/2/2004, in xong và nộp lưu chiểu tháng 4/2004). Đây là cuốn sách chuyên khảo được ông Hoàng Xuân Quế xuất bản từ nội dung Luận án Tiến sỹ của mình bảo vệ năm 2003. Kết quả so sánh nội dung của cuốn sách và bản Luận án của ông Mai Xuân Quế trên Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học KTQD cho thấy giống nhau gần như hoàn toàn.
Được nộp lại luận án sau 10 năm?
Tại bản giải trình trong buổi làm việc lần thứ ba với Tổ xác minh vào ngày 1/7/2013, ông Hoàng Xuân Quế cho rằng, luận án nộp lên Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học KTQD cách đây 10 năm là bản nộp nhầm? Tuy nhiên, tại buổi làm việc ngày 5/7/2013, ông Hoàng Xuân Quế được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho nộp lại luận án tiến sĩ “chính thức” sau 10 năm (vào ngày 10/7/2013)?
Trước sự việc trên, phóng viên đã gửi thông tin đến hộp thư nóng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận để phản ánh sự việc. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa nhận được phản hồi của ông Phạm Vũ Luận.
Chiều 4/7, trao đổi với báo chí, GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết: Ông chưa nhận được công văn chính thức của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Trường ĐH KTQD, nhưng đã có thông tin ban đầu qua báo chí. Theo GS Trần Văn Nhung, cần sớm thành lập một hội đồng để xem xét, nếu đủ căn cứ đạo văn như báo nêu, phải tước bỏ học vị tiến sĩ, sau đó tước bỏ học hàm phó giáo sư của người sai phạm.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?