Đối với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Đại tướng-Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là vị chỉ huy đã được tôi luyện qua nhiều chiến dịch lớn.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đang giới thiệu với Đại tướng Võ Nguyên Giáp sơ đồ của chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971 |
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên có rất nhiều kỷ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc đời binh nghiệp cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Ông kể trong sự xúc động về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi gặp Bác Hồ.
“Đại tướng và tôi cùng quê hương Quảng Bình. Đại tướng ở huyện Lệ Thủy, tôi ở huyện Quảng Trạch. Năm 1968, khi ở chiến trường về, tôi đi qua quê của Đại tướng và ghé vào thăm. Sau đó, khi trở về tôi có nói lại với Đại tướng: “Anh cho phép được sửa lại nhà của anh ở dưới quê để khỏi dột, nát”. Đại tướng trả lời ngay rằng: “Cứ để nguyên xi thế thôi, vì nếu sửa thì sẽ đụng tới tiền của dân. Nếu có dột nát thì gá lại thôi, chứ đừng xây lại”. Đến ngay cả đường vào nhà, tôi định đề xuất sửa nhưng Đại tướng cũng gạt đi. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người học trò xuất sắc nhất, thân cận nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và học tập triệt để tinh thần “cần, kiệm, liêm, chính” của Bác”.
“Khi tôi ở chiến trường, từ năm 1967-1975, bà nhà tôi bị bệnh khớp mãn tính, thỉnh thoảng Đại tướng cho người mang mật gấu đến. Gia đình chúng tôi rất cảm động bởi tình thân sâu nặng, động viên của Đại tướng”, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên bồi hồi kể lại.
Trong công tác, tướng Đồng Sỹ Nguyên được Đại tướng rất tin tưởng. Ông kể rằng, khi chiến dịch Trung Hạ Lào mở ra năm 1953, Đại tướng phái ông đi làm Đặc phái viên của chiến dịch. Mới giải phóng xong đường 12 thì chiến dịch Điện Biên Phủ đã bắt đầu, Đại tướng lại yêu cầu Đồng Sỹ Nguyên lập tức trở về.
Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc, thắng chắc”, Đại tướng nói với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: “Các chú phải làm thế nào để anh em bộ đội thông”. Sau đó, Đại tướng cử Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên xuống Sư đoàn 312 và 308 để gặp các đồng chí Chính ủy và kiểm tra thực địa một số trung đoàn. “Đã vào trận lại kéo pháo ra là một việc rất khó khăn. Tuy nhiên, anh em phía dưới rất hiểu ý Đại tướng, làm như thế mới chắc thắng nên ra sức làm tư tưởng cho bộ đội để thực hiện nhiệm vụ trong một đêm kéo toàn bộ pháo ra”. Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên được Đại tướng khen ngợi: “Chú làm tư tưởng cho anh em tốt như vậy vì chú từ người lính mà lên và chú có tố chất của một người làm chính trị quân sự”.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đang giới thiệu với Đại tướng Võ Nguyên Giáp sơ đồ của chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên nhớ lại sự kiện ngày 7/2/1954, hội nghị cán bộ được triệu tập tại Sở Chỉ huy Mường Phăng. Thay mặt Tổng Quân ủy, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điểm qua tình hình thắng lợi trên các hướng chiến trường phối hợp với Điện Biên Phủ, những ảnh hưởng có lợi cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Đại tướng tập trung phân tích một cách cụ thể, đầy sức thuyết phục về thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tướng khẳng định, dù phương châm nào cũng phải theo sát diễn biến chiến đấu để chuyển hóa; nhưng “đánh chắc, tiến chắc” là bảo đảm chắc thắng, đảm bảo cho quyết tâm chiến dịch được thực hiện vững chắc. Nhưng nói vậy không có nghĩa là cứng nhắc. Khi điều kiện và thời cơ cho phép, ta sẽ dứt điểm nhanh. Thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, đòi hỏi mọi việc chuẩn bị phải thật bí mật, tỉ mỉ, chu đáo, đặc biệt là công sự, ngụy trang cho người, xe pháo, quân lương, quân trang, thông tin… Sở chỉ huy đều phải có công sự, giao thông hào kiên cố, cấu trúc trong lòng núi, chuẩn bị điều kiện ăn ở cho bộ đội, cứu chữa thương binh. Đại tướng Tổng tư lệnh là vị chỉ huy đã được tôi luyện qua nhiều chiến dịch lớn, là vị tướng có bản lĩnh đặc biệt, bất cứ tình huống nào cũng phát huy được bản lĩnh, ý chí, quyết tâm của quân sĩ, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên nhấn mạnh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành những lời nhận xét tốt đẹp, quý báu, thay cho lời giới thiệu cuốn Hồi ký “Trọn một con đường” của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: “Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên là một trong những vị tướng tiêu biểu của Quân đội ta. Tướng Đồng Sỹ Nguyên là một trong những người đồng chí, người bạn chiến đấu thân thiết gần gũi suốt cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc mà tôi rất tin và quý mến”.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên xúc động: “Tôi suốt đời phục Đại tướng. Ông là một con người thực sự vì nhân dân, vì quân đội. Trong tất cả các chiến dịch, Đại tướng luôn yêu cầu được gặp những đồng chí sâu sát tình hình dưới các đơn vị. Đại tướng luôn nắm tình hình rất cụ thể: Chỗ ăn, chỗ ngủ, y tế của chiến sĩ đều hỏi cặn kẽ. Đại tướng quan tâm đến cả từng bữa ăn của bộ đội”.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tiếp tục dòng hồi tưởng của mình: “Cả hai chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã thể hiện thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tuy nhiên, trong đời thường Đại tướng rất giản dị, kể cả người dân đến xin gặp Đại tướng cũng cho gặp. Giờ đây, khi Đại tướng đã đi xa. Cảm giác đau đớn, mất mát xâm chiếm lấy tôi, dù đã biết trước chuyện này khó tránh khỏi. Tôi mất đi một cấp trên tài giỏi, một người anh thân thiết, còn đất nước, thế giới mất đi một danh tướng tài ba”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?