Việt Nam có đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
![]() |
Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam |
Ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo quốc tế về tình hình diễn biến Biển Đông. Tham gia họp báo có ông Lê Hải Bình- người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Trần Duy Hải , Phó Ủy ban Biên giới Quốc gia…cùng nhiều nhà báo của các hãng tin lớn trên thế giới như AFP, AP, NHK…
Tại buổi họp báo, đại diện của Việt Nam tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút khỏi giàn khoan Hải Dương 981 để không ảnh hưởng tới an ninh hàng hải khu vực.
Ông Trần Duy Hải , Phó Ủy ban Biên giới Quốc gia khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền đới với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ quyền này được công nhận bởi luật pháp quốc tế và không bị nước nào phản đối.
Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông đã thực hiện từ những năm cuối 1960- đầu 1970. Từ đó đến nay Việt Nam đã tiến hành kiếm soát trong giới hạn 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Do vậy, khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Liên quan đến câu hỏi công thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Trung Quốc năm 1958, ông Hải khẳng định công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là 1 văn bản ngoại giao, trong đó có nêu rõ Việt Nam tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc trong vòng 12 hải lý. Tuyệt nhiên không đề cập đến chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Hải cho biết thêm, giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể lúc đó Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam theo Hiệp định Geneva 1954 mà Trung Quốc có tham gia.
Ông Hải khẳng định công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ko có giá trị đối với việc công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài


-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ, số 1 nhiều người không biết mà hưởng
-
Sau sáp nhập tỉnh, người dân có cần đổi biển số xe, đăng ký xe không?
-
Quận đông dân bậc nhất Hà Nội sắp mở rộng đường huyết mạch, hiện tại đang tiến hành thu hồi đất




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'