Ấn tượng của Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế hiện nay là hình ảnh một “bạo chúa”, nhiều nước láng giềng đang bắt đầu sợ và ghét Trung Quốc
Trung Quốc sai lầm khi tạo dựng hình ảnh “bạo chúa” |
“Trung Quốc không thể làm bá chủ trên trường quốc tế vì Trung Quốc không khiến người khác bị thuyết phục hay ngưỡng mộ, trong khi đang lún sâu vào rất nhiều vấn đề nội bộ. Vì thế, Trung Quốc cần phải nỗ lực nhiều hơn để giữ quan hệ hòa hảo với các nước láng giềng, dần thích nghi với vai trò của một nước lớn”. Dương Hằng Quân - học giả, blogger nổi tiếng người Trung Quốc đã nhận định như vậy trong một bài viết đăng trên The Diplomat (Nhật Bản) ngày 23/5.
Các tàu cá “khổng lồ” bằng sắt của Trung Quốc xếp hàng trước khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc để ngăn cản các tàu chấp pháp của Việt Nam thực thi nhiệm vụ
Người Trung Quốc cần phải suy nghĩ tại sao lời nói và hành động của họ rất đáng sợ đối với các nước khác. Ấn tượng của Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế hiện nay là hình ảnh một “bạo chúa”, nhiều nước láng giềng đang bắt đầu sợ và ghét Trung Quốc. Những năm qua, trong các chuyến đi ở Trung Quốc và nước ngoài, tôi đã có kinh nghiệm sâu sắc về điều này.
Với những gì đang diễn ra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không ngừng “biện minh” cho hành động của họ. Nhưng có một lĩnh vực mà chúng ta đang mắc phải sai lầm. Hãy nhìn vào dư luận Trung Quốc: từ cư dân mạng cho đến Bộ Ngoại giao, tất cả mọi người đều nói về phải bảo vệ quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư, dạy cho Philippines một bài học, đặt Việt Nam vào đúng vị trí hoặc hợp tác với Nga để chống lại Hoa Kỳ. Khi nói đến ngoại giao và quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, tất cả mọi người đều rất hào hứng.
Với một số việc như đập phá xe hơi của Nhật Bản (do Trung Quốc sản xuất, do người Trung Quốc lái trên đất Trung Quốc), Trung Quốc không những không khôi phục được một centimet lãnh thổ nào mà còn khiến Mỹ và Nhật Bản gần nhau hơn. Nhật Bản tự trang bị quân sự, một số ngư dân nghèo Trung Quốc bị Philippines bắt và đối mặt với án tù.
…Hãy tưởng tượng một chút: Nếu Mỹ (luôn mạnh hơn Trung Quốc) có một chương trình truyền hình do chính phủ tài trợ liên tục tuyên truyền phải “cử quân đội” và “dạy cho Trung Quốc một bài học”, điều gì sẽ xảy ra? Vị giáo sư dạy tôi về quan hệ quốc tế đã từng nói rằng, quan hệ quốc tế cũng giống như quan hệ giữa người với người. Nếu không hiểu người khác, hãy đặt mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ về nó, anh sẽ hiểu.
Thế nhưng một số người trong chúng ta không hiểu. Theo suy nghĩ của họ, một khi Trung Quốc mạnh lên, chúng ta có thể dùng vũ lực để giành lãnh thổ tranh chấp và xóa sạch “vết nhơ”. Trên thực tế, các tranh chấp lãnh thổ không phải mới bắt đầu ngày hôm qua, mặc dù đã thực sự bùng lên trong vài năm qua và có nhiều lý do lịch sử phức tạp. Tất nhiên, Trung Quốc nghĩ vấn đề ở chỗ Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc mạnh lên, vì vậy để các nước láng giềng nhỏ hơn quấy rối về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng người dân ở nhiều quốc gia khác lại nghĩ hoàn toàn ngược lại: Trung Quốc hùng mạnh và sẵn sàng thay đổi hiện trạng bằng vũ lực - Trung Quốc sẽ bắt nạt những nước nhỏ và yếu hơn.
Có một điều người Trung Quốc không thể phủ nhận: Rất nhiều phương tiện truyền thông nhà nước đã phô bày tư duy bá quyền. Điều này khiến người dân ở các nước khác sẽ tự nhiên lo lắng và đoàn kết với nhau, thậm chí hối thúc Mỹ để “cân bằng lại châu Á”. Hoa Kỳ tuyên bố “tái cân bằng châu Á” nhưng họ hành động từ từ. Tại sao? Bởi vì Mỹ chờ Trung Quốc tự làm rối tung mọi việc lên. Khi mối quan hệ của Trung Quốc với từng nước láng giềng lần lượt xấu đi, các nước châu Á đang bắt đầu “sợ” Trung Quốc, lúc đó ngay cả khi Mỹ không muốn “tái cân bằng châu Á” thì các nước khác cũng yêu cầu sự can dự của Mỹ.
Hai tàu tuần tra Nhật Bản theo sát một tàu Trung Quốc (trái)
gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
“Trong máu người Trung Quốc không có gene xâm lược”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng khẳng định như vậy. Trung Quốc không theo đuổi bá quyền, điều này cũng đã được nhấn mạnh nhiều lần. Nhưng các phương tiện truyền thông chính thức cũng như truyền thông xã hội lộ rõ “gene” lạm dụng lời nói. Hãy liên hệ với chính phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình, thay vì thêm dầu vào lửa về các vấn đề quốc tế chỉ để kiếm thêm lượt truy cập. Ngoài ra, khi nhấn mạnh mối quan hệ giữa các cường quốc như châu Âu, Nga và Hoa Kỳ, chúng ta không nên quên điều quan trọng nhất: cải thiện quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Trung Quốc cần phải nỗ lực nhiều hơn để giữ quan hệ hòa hảo với các nước láng giềng, gạt sang một bên những thành kiến và tồn tại lịch sử để dần thích nghi với vai trò của một nước lớn.
Dương Hằng Quân là một học giả, tiểu thuyết gia, và blogger người Trung Quốc. Ông tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Sydney, Australia, từng làm việc trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Blog của Dương Hằng Quân thường phản ánh các vấn đề lớn của Trung Quốc hiện đại và quan hệ quốc tế, thu hút hàng triệu lượt truy cập.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%