Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2025/NĐ-CP quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách.
![]() |
|
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5 tới.
Theo Nghị định, trẻ em nhà trẻ bán trú sẽ được hỗ trợ tiền ăn trưa với mức 360 nghìn đồng/tháng, hưởng không quá 9 tháng/năm học.
Học sinh bán trú, học viên bán trú được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở, hỗ trợ gạo; mức hưởng không quá 9 tháng/năm học. Trong đó, mỗi người được hỗ trợ tiền ăn 936 nghìn đồng/tháng cùng với 15kg gạo.
Học sinh bán trú, học viên bán trú phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường, hoặc học sinh lớp 1, lớp 2, học sinh khuyết tật có nhu cầu tự túc chỗ ở gần trường để người thân chăm sóc sẽ được hỗ trợ 360 nghìn đồng/tháng.
Riêng học sinh bán trú lớp 1 là người dân tộc thiểu số có học tiếng Việt trước khi vào lớp 1 được hưởng thêm 1 tháng các chính sách quy định trên.
Học sinh dân tộc nội trú và dự bị đại học được hưởng học bổng chính sách, khen thưởng, trang cấp đồ dùng cá nhân và học phẩm, tiền tàu xe, hỗ trợ gạo.
Mỗi học sinh xuất sắc được thưởng 800 nghìn đồng, học sinh giỏi được thưởng 600 nghìn.
Học sinh dân tộc nội trú ở mỗi cấp học và học sinh dự bị đại học được cấp một lần bằng hiện vật (chăn, màn và các đồ dùng cá nhân khác) với mức kinh phí 1,08 triệu đồng.
Học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ ăn ở gần 1,3 triệu đồng/tháng từ ngày 1/5. Ảnh minh họa
Mỗi năm học, học sinh được cấp 2 bộ quần áo đồng phục và học phẩm (vở, giấy, bút và các dụng cụ học tập khác) với mức kinh phí 1,08 triệu đồng.
Học sinh dân tộc nội trú được cấp tiền tàu xe 2 lần vào dịp Tết Nguyên đán và nghỉ hè (cả lượt đi và về) theo giá vé thông thường của phương tiện giao thông công cộng.
Học sinh dự bị đại học và dân tộc nội trú cuối cấp chỉ được cấp tiền tàu xe một lần vào dịp Tết Nguyên đán (cả lượt đi và lượt về).
Mức hỗ trợ gạo của học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học cũng là 15kg/tháng; hưởng không quá 9 tháng/năm học.
Đối tượng áp dụng Nghị định số 66 gồm: Trẻ em nhà trẻ bán trú học tại cơ sở giáo dục mầm non; học sinh bán trú học tại cơ sở giáo dục phổ thông; học viên bán trú học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Ngoài ra, những đối tượng sau đây cũng thuộc diện áp dụng: Học sinh dân tộc nội trú học tại cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú, trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, trường Hữu nghị 80, trường Hữu nghị T78; học sinh dự bị đại học học tại trường dự bị đại học, trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu


-
Hơn 30 trường tư thục ở Hà Nội tuyển sinh không dùng kết quả thi lớp 10 công lập
-
4 trường phổ thông có học phí cao nhất TP.HCM, lên tới gần 1 tỷ đồng/năm
-
7 ngày nữa, giáo viên đón tin vui được hưởng hàng loạt chính sách đặc biệt này
-
Con trai chọn ngành này không lo 'ế việc', lương khủng lên tới 2,4 tỷ đồng/năm




-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập