Hà Nội khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị thông qua các kênh trực tuyến, đường dây nóng...
![]() |
|
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành chỉ thị về việc cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Báo Dân trí dẫn lại, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành thành phố, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải cá thể hóa trách nhiệm trong giải quyết TTHC.
Đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, người đứng đầu chính quyền Hà Nội yêu cầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về tiến độ, chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị mình quản lý.
Đồng thời, tổ chức rà soát, chuẩn hóa và cải tiến quy trình giải quyết TTHC, đảm bảo minh bạch, đúng thời hạn, giảm tối đa thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp, chỉ thị nêu rõ.
Chủ tịch Hà Nội cũng yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải kịp thời xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan đến việc chậm trễ, phiền hà. Nếu để xảy ra vi phạm trong phạm vi quản lý, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm liên đới, kể cả trong trường hợp vi phạm do cấp dưới thực hiện.
Chỉ thị của Hà Nội khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia giám sát thông qua các kênh trực tuyến, đường dây nóng hoặc Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của thành phố, Cổng dịch vụ công quốc gia.
Công chức Hà Nội tiếp công dân. Ảnh minh hoạ
Các cơ quan, đơn vị được yêu cầu công khai kết quả giám sát, bao gồm danh sách các cơ quan, cá nhân có thành tích tốt hoặc vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thời gian qua, công tác cải cách hành chính của Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, việc giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp tại một số cơ quan, đơn vị vẫn tồn tại tình trạng chậm trễ, phiền hà, sách nhiễu. Điều này làm giảm lòng tin của người dân và doanh nghiệp đối với chính quyền, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, theo chỉ thị của Hà Nội.
Trong chỉ thị của Hà Nội cho rằng, nguyên nhân chủ yếu do trách nhiệm chưa rõ ràng, một số người đứng đầu, công chức, viên chức chưa làm tròn trách nhiệm được giao; việc giám sát nội bộ còn lỏng lẻo, các vi phạm chưa bị xử lý nghiêm, hình thức xử lý chưa đủ sức răn đe...
Về cơ chế đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị định kỳ công bố bảng xếp hạng các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã về chất lượng giải quyết TTHC.
Đồng thời, công khai danh sách cá nhân có thành tích tốt, tập thể xuất sắc, danh sách cá nhân, đơn vị có vi phạm trên Cổng thông tin điện tử TP Hà Nội.
Bên cạnh đó, Hà Nội yêu cầu phải có cơ chế khen thưởng cho cán bộ có sáng kiến cải cách hành chính, giúp giảm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Từ 2025, công chức tại Hà Nội sẽ bị thôi việc nếu vi phạm điều này, người dân sẽ cùng giám sát.
Ảnh minh hoạ
"Cá nhân có thành tích tốt được khen thưởng, ưu tiên trong xét thi đua, bổ nhiệm, còn tập thể, cá nhân vi phạm bị xử lý nghiêm, không xét thi đua, không bổ nhiệm", chỉ thị của Chủ tịch Hà Nội nêu rõ.
Về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tùy theo mức độ vi phạm, áp dụng các hình thức xử lý như phê bình, cảnh cáo, đình chỉ công tác, buộc thôi việc đối với công chức, viên chức.
Người đứng đầu để xảy ra tình trạng chậm trễ, phiền hà, sách nhiễu trong phạm vi quản lý mà không kịp thời xử lý hoặc có dấu hiệu bao che, sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, kể cả miễn nhiệm hoặc cách chức, theo chỉ thị.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội được giao tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt kiểm tra đột xuất, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tiêu cực, nhũng nhiễu như đất đai, đầu tư, xây dựng, cấp phép kinh doanh…
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài


-
Từ nay, bổ sung quy định thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
-
'Thành phố ma' xa hoa bậc nhất Việt Nam: Lăng mộ bạc tỷ mọc như nấm, thiết kế không khác gì lăng tẩm của vua chúa
-
Ông lão miền Tây sở hữu 'báu vật' trăm tuổi màu vàng óng, khách trả tiền tỷ vẫn không bán
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất




-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập