Sáng 18/3 tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
![]() |
|
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, cải cách tổ chức bộ máy thực sự là một cuộc cách mạng trong toàn hệ thống chính trị. Trong thời gian qua, hệ thống hành chính của chúng ta đã đạt được những kết quả rất tích cực, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tiếp theo.
Đối với các bộ và cơ quan ngang bộ, hiện nay chúng ta chỉ còn 17 bộ và cơ quan ngang bộ, đã giảm được 5 bộ và 3 cơ quan thuộc Chính phủ. Đồng thời, tổ chức bên trong của các bộ và cơ quan ngang bộ đã được tinh gọn đáng kể.
Theo đó, đã giảm 13/13 tổng cục và tương đương, đạt tỉ lệ 100%; giảm 519 cục và tổ chức tương đương (giảm khoảng 77,6%); giảm 219 vụ và tương đương (giảm 54,1%); giảm 3.303 chi cục và tương đương (giảm khoảng 91,7%).
Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. (Ảnh: VGP)
Đối với các địa phương, theo chỉ đạo chung của Chính phủ, 63 tỉnh và thành phố đã giảm 343 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, đạt tỉ lệ 29%, cùng với 1.454 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (giảm 17,5%).
Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cũng như chính quyền địa phương đã giảm rất rõ rệt.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh sẽ tập trung triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, chất lượng.
Đây là yêu cầu đáp ứng chỉ đạo chung của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, là một nhiệm vụ hết sức hệ trọng và cấp bách.
"Chúng tôi rất mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ tất cả các bộ, ngành liên quan để kịp thời hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ quan trọng này một cách hiệu quả", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nêu.
Theo Bộ trưởng, công tác cải cách hành chính trong năm 2024 vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Tình trạng chậm trễ trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính vẫn xảy ra ở một số bộ, ngành và địa phương trên một số lĩnh vực.
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa rõ ràng.
Theo Bộ trưởng, ngay sau đây, tất cả các bộ, ngành cần căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ để đẩy mạnh việc ban hành các nghị định thực hiện phân cấp, phân quyền.
Cách thực hiện cần đúng với phương châm: Đảm bảo địa phương quyết định, địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm, đồng thời "cởi trói" cho cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác quản lý và điều hành.
Bộ Nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2025, đồng thời đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2026-2030.
Bộ Nội vụ cũng sẽ hoàn thành việc xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 và Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ của hành chính công.
Nội dung này sẽ được báo cáo với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, dự kiến đưa vào hội nghị định kỳ đầu tháng 4 của Chính phủ để công khai thông tin và báo cáo trước nhân dân.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu


-
Từ nay, bổ sung quy định thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
-
'Thành phố ma' xa hoa bậc nhất Việt Nam: Lăng mộ bạc tỷ mọc như nấm, thiết kế không khác gì lăng tẩm của vua chúa
-
Ông lão miền Tây sở hữu 'báu vật' trăm tuổi màu vàng óng, khách trả tiền tỷ vẫn không bán
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất




-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập