Các công ty khai thác dầu ngoài khơi Trung Quốc vẫn ám chỉ họ sẽ quay trở lại sau khi đánh giá hết các dữ liệu thu thập được.
Trung Quốc hăm he đưa giàn khoan trở lại biển Đông |
Rút giàn khoan để chờ tàu FLNG
Trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình sang Argentina tuần trước, báo chí Argentina đã tiếp cận được một số thông tin từ Trung Quốc để làm sáng tỏ việc ý đồ của Trung Quốc trong việc hạ đặt trái phép rồi di chuyển giàn khoan. Vấn đề của Trung Quốc hiện giờ chỉ là công nghệ, làm thế nào để chuyển nhiên liệu "khai thác" được về đất liền một cách hiệu quả.
Tập đoàn khai thác năng lượng Trung Quốc (CNOOC) đang nghiên cứu khả năng thực hiện một dự án nhiều tỉ đô la để xây dựng một số tàu xử lý khí đốt tự nhiên hóa lỏng (FLNG), công nghệ mà họ chưa từng thử nghiệm. Sau khi có đội tàu này, chúng sẽ được sử dụng để "thu hoạch" khí đốt khai thác được từ vùng nước sâu thuộc Biển Đông .
Dự án này không được thông báo công khai nhưng một số quan chức úp mở CNOOC đã đề cập chuyện hợp tác đóng FLNG với nhiều hãng đóng tàu lớn trên khắp thế giới có khả năng đóng loại tàu này. Tàu FLNG giống như nhà máy hóa lỏng trên biển có thể chiết xuất khí đốt và hóa lỏng nó trước khi giao nó cho tàu chở dầu vận chuyển vào bờ.
Đóng một tàu FLNG đòi hỏi chi phí lớn và kỹ thuật cao
Nếu không có FLNG để chiết xuất và hóa lỏng khí đốt một cách hiệu quả, giàn khoan trị giá 1 tỉ USD của Trung Quốc dù có hoạt động cũng chẳng hiệu quả. Đó có thể chính là lý do khiến Trung Quốc tạm rút giàn khoan. Và khi bỏ ra cả đống tiền để có FLNG thì Trung Quốc sẽ khó để không con tàu này mà phải dùng nó đi khai thác để bù lỗ.
Ráo riết lên kế hoạch đóng tàu
Trung Quốc có thể sở hữu FLNG đầu tiên trong vài năm nữa. Các quan chức ngành công nghiệp Trung Quốc cho biết các tàu như vậy sẽ là thành phần quan trọng trong chiến lược của Bắc Kinh ở Biển Đông - bao gồm cả "vùng biển tranh chấp" mà thực ra là vùng biển thuộc đặc quyền của nước khác nhưng Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền không được luật pháp quốc tế công nhận.
"Đối với vùng biển tranh chấp, chúng ta cần phải tự lực cánh sinh bởi vì chúng ta không thể mong đợi sự hỗ trợ từ bất kỳ quốc gia láng giềng gần đó", Xie Bin - giám đốc một công ty chuyên nghiên cứu khai thác trong vùng nước sâu cho biết trong một cuộc hội thảo nhằm nhấn mạnh việc phải có FLNG. Tuy vậy, ông Xie không đưa ra chi phí ước tính cho việc xây dựng một FLNG, mặc dù các quan chức ngành công nghiệp khác cho biết nó có thể ngốn hàng tỉ đô la.
Trên thế giới hiện giờ có khoảng 10 dự án dùng FLNG phục vụ khai thác dầu khí và một số ít đang được xây dựng. Quy mô nhất phải kể đến FLNG Prelude, thuộc sở hữu của Royal Dutch Shell. FLNG này dự kiến sẽ phục vụ sản xuất vào năm 2017 từ vùng biển ngoài khơi Úc. Shell từ chối đưa ra chi phí xây dựng Prelude nhưng các nhà phân tích nói nó có thể trị giá hơn 12 tỉ USD.
Ông Xie cũng cho biết CNOOC đang nhanh chóng muốn có một FLNG với khả năng xử lý lên tới 2,4 triệu tấn khí mỗi năm (TPY) và hoạt động ở vùng biển sâu 1.500 mét. Nguồn tin khác cho biết nếu điều kiện kỹ thuật chưa đủ, CNOOC muốn có thể bắt đầu khai thác ngoài khơi với một FLNG có sản lượng 1 triệu TPY mỗi năm.
Trước đó, CNOOC đã hợp tác với 2 trường đại học của Trung Quốc để tự mày mò thiết kế một tàu FLNG quy mô nhỏ với công suất khoảng 5.000 TPY. Dự kiến, chiếc tàu nhỏ này sẽ được ra khơi thử nghiệm vào cuối tháng 9.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?