Câu trả lời là: “Trong bụng mẹ, thai nhi không thở.”
|
“Trong bụng mẹ, thai nhi có thở không?”, “Thai nhi thở thế nào?”… là những câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Câu trả lời có thể sẽ khiến không ít người bất ngờ bởi khi còn nằm trong tử cung, thai nhi không hề thở bằng miệng và mũi như một đứa trẻ sơ sinh. Khi chào đời là dịp đầu tiên bé chính thức hít thở.
Thực tế, phổi của thai nhi không giống với phổi của chúng ta, chúng chứa đầy nước và chính nước ối giúp phổi trưởng thành. Trong suốt 9 tháng nằm trong bụng mẹ, thai nhi lớn lên là nhờ nhận được lợi ích từ hơi thở của mẹ, bao gồm oxy và tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Phổi và hệ thống tuần hoàn của mẹ sẽ giúp cung cấp máu, chất dinh dưỡng và oxy cũng như loại bỏ chất thải trong cơ thể cả người mẹ và thai nhi. Trong thời gian này, hệ thống tuần hoàn của bé vẫn đang phát triển, vì thế dây rốn và nhau thai kết nối em bé với mẹ sẽ đảm nhiệm các chức năng của phổi.
Thở thay thế
Quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide trong cơ thể thai nhi sẽ thông qua nhau thai và dây rốn kết nối giữa mẹ và bé. Máu của người mẹ cũng sẽ lưu thông qua nhau thai và đồng thời mang chất dinh dưỡng đến cho em bé. Nhau thai được gắn vào thành tử cung và dây rốn vì vậy trong 9 tháng mang bầu, người mẹ có nhiệm vụ thở cho cả em bé nữa. Quá trình thở thay thế được diễn ra như sau: khi người mẹ hít vào, oxy trong không khí sẽ đi qua hệ thống tuần của người mẹ, đi vào nhau thai và dây rốn đến thai nhi. Sau đó, carbon dioxide cũng sẽ từ cơ thể bé đi qua nhau thai và dây rốn đến hệ thống tuần hoàn người mẹ và đi ra ngoài khi mẹ thở ra.
Thở thực hành
Mặc dù khi nằm trong bụng mẹ bé không chính thức thở nhưng có đôi lúc mẹ vẫn cảm thấy những chuyển động nhẹ như bé đang thở, thực ra là bé đang tập thở (thở thực hành). Ở khoảng tuần thai thứ 9, thai nhi bắt đầu tập thở tuy nhiên đến những tháng cuối thai kỳ, mẹ mới nhận thấy hiện tượng này rõ rệt hơn. Trong quá trình tập thở sẽ làm nước ối đi vào – đi ra khỏi phổi của bé.
Đến tuần 24-28 thai kỳ, cơ thể của mẹ có những thay đổi mạnh mẽ. Nước ối sẽ sản xuất ra một chất gọi là surfactant – còn gọi là “chất tẩy rửa” phổi. Các chất surfactant này sẽ bao phủ lên phổi, khiến các túi khí mở ra. Nếu thai nhi không nhận đủ các chất surfactant thì phổi của bé có thể bị xẹp khi bé chào đời.
Thở chính thức
Em bé có hơi thở chính thức đầu tiên khi bé khóc chào đời. Một số bé sẽ tự khóc nhưng có một số bé cần sự hỗ trợ của y tá hay bác sĩ. Các bé sơ sinh thường thở rất mạnh và nhanh sau sinh là bởi sự thay đổi đột ngột môi trường sống. Khi dây rốn được cắt là lúc thai nhi chính thức sử dụng phổi của mình. Lúc này bé đang tự hít thở một mình và quá trình hít vào, thở ra sẽ khiến nước ối trong phổi được rút cạn hoặc hệ hô hấp sẽ hấp thụ hết. Ngay sau đó, hai lá phổi có thể tự phồng lên, đưa oxy vào máu và tách cacbon dioxit ra khỏi máu sau đó thải ra ngoài bằng đường thở.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%