7 năm sau khi bà Phạm Thị Sang qua đời, người ta mới biết xác bà được cho vào trong một bức tượng thạch cao và đặt trên chiếc giường của chồng mình là ông Lê Vân tại ngôi nhà thuộc tổ 12, TT Hà Lam, H. Thăng Bình, Quảng Nam.
|
Đến nay, ông Vân đã gần 9 năm ngủ cùng xác vợ. Bây giờ bức tượng thạch cao chứa hài cốt vợ ông đã được mặc một bộ đồ mới, đẹp hơn so với 2 năm trước. Theo ông kể, đó là quà của một nhóm phóng viên truyền hình tận Hàn Quốc tặng(?). Chúng tôi trở lại nhà ông vào ngày 31-1.
“TÔI CHĂM SÓC BÀ ẤY NHƯ NGƯỜI SỐNG”
Sau hơn 2 năm, kể từ khi sự kiện động trời này được báo chí và người dân phát hiện, ngôi nhà ông Vân vẫn thế. Sau tấm ri-đô mỏng là phòng ngủ mà gần 9 năm trời cả ông và con trai út là Lê Quốc Hoàng Tuấn ngủ chung với pho tượng chứa hài cốt bà Sang. Dù đã mục sở thị cảnh tượng này nhiều lần rồi nhưng tôi vẫn không khỏi rùng mình khi vén tấm ri-đô bước vào căn phòng vừa tối, vừa lạnh lẽo này. Pho tượng bằng thạch cao khoảng 1,5m nằm trong tư thế của một người đã yên nghỉ, phần mặt được trang điểm như gương mặt của một phụ nữ, thân tượng được khoác bộ đồ rất mới. Đoạn cánh tay mà cách đây 2 năm ông Vân từng bẻ ra để chứng thực với mọi người là có xương chứ không phải làm bằng tre giờ đã được trét lại tỉ mỉ. Mân mê bộ đồ mới trên người “vợ”, ông Vân kể: “Ngày 12-1 có một đoàn người đến gặp tôi để xin quay phim, họ giới thiệu là P.V của một hãng truyền hình bên Hàn Quốc, có cả thông dịch viên đi kèm. Cũng như với các anh, tôi có chi nói nấy. Làm phim xong họ tặng cha con tôi một gói quà tết kèm theo bộ đồ cho “bả”. Vì ngày nào cũng ở chung, tối nào cũng nằm chung giường nên hễ có chỗ nào bị sứt mòn là ông trám lại, chỗ nào sơn trang điểm phai nhạt ông cũng trang trí lại để luôn mới. “Dương sao âm vậy. Người sống biết trang điểm cho gọn gàng thì người chết cũng phải thế. Khi sống tôi không chăm sóc bả được nhiều thì giờ cần phải gần gũi bên bả nhiều hơn. Thằng con út tôi cũng thế, tối nào nó cũng ôm “mẹ” ngủ ngon lành”.
Ông nhắc đến chuyện không chăm sóc được vợ hồi còn sống là vì ngày 3-2-2003, khi đang làm thuê tận Đắc Lắc, ông nhận tin bà Sang ốm nặng rồi chết một cách đột ngột. Sau khi về nhà làm thủ tục chôn cất, đêm nào ông cũng lên ngủ cạnh mộ vợ. Phát hiện việc làm kỳ dị, khác người của ông, mấy đứa con ông kịch liệt ngăn cản, thậm chí có người con đã cự tuyệt ông. “Khi biết tôi đào mộ lên, chính quyền có nói là không nên và cử người canh gác. Nhưng tôi làm ban đêm, xong việc tôi lấp lại như thường nên họ không biết. Mãi đến khi báo chí nêu thì họ mới hay và liên tục đến nhà để vận động tôi đưa xác vợ trở lại mộ. Nhưng tôi đã quyết vậy rồi”. Và từ đó đến nay, tuyên truyền thuyết phục cũng có, động viên cũng có, thậm chí có lúc cơ quan chức năng xuống cưỡng chế nhưng cũng không lay chuyển được ông. Bà con hàng xóm thấy ông có vẻ gàn dở, dị thường và bảo thủ nên lâu dần cũng không góp ý nữa. Từ bấy đến nay nhà ông cũng vắng người qua lại. Ông sống tương đối biệt lập, ngày làm hương mang đi bán khắp nơi, tối về lại cùng đứa con trai ôm bức tượng ngủ.
Ông Vân và con trai út ngủ với bức tượng cho là chứa hài cốt bà Sang gần 9 năm nay.
NÊN NHÌN NHẬN SỰ VIỆC THẾ NÀO?
Thực ra, trong câu chuyện với ông, chúng tôi cảm giác ông đang có nhiều điều gì đó ẩn chứa trong lòng. Hỏi từ đó đến nay cuộc sống thế nào thì ông như mất bình tĩnh: Vợ chồng tui sống với nhau là vì cái duyên, cái số. Mà tui đang nghi vợ tui chết không phải vì bệnh tật. Tự nhiên năm qua gia đình tui bị cắt tiêu chuẩn nghèo. Chính quyền như muốn cô lập tui...”. Đến lúc này thì mọi chuyện được ông kể rất lộn xộn, không có thứ tự nào cả.
Qua tìm hiểu từ những người dân, chúng tôi được biết: kể từ khi biết ông Vân đào thi hài vợ mang về nhà, nhiều người lúc đầu phản đối, sau thì dịu giọng khuyên bảo ông là nên chôn cất lại như lúc đầu nhưng ông không nghe. Có lần, chịu không được, người con trai thứ 3 và ông đã xích mích rồi ẩu đả. Từ đó, ông càng trở nên lập dị và bảo thủ hơn. Ông Nguyễn Văn Khánh, người từng là CA bán chính quy của TT Hà Lam (từ 2000-2008), nay là Tổ trưởng Tổ 12, TT Hà Lam cho biết, thời điểm phát hiện vụ việc, chính quyền và ngành chức năng thường xuyên xuống nhà vận động, nhắc nhở nhưng ông Vân bỏ ngoài tai. Cơ quan CA làm căng, nhưng trong việc này, không có một quy định, chế tài nào cụ thể nên không thể cưỡng chế. “Chuyện cắt hộ nghèo thì theo tiêu chí mới rõ ràng ông không thuộc diện nghèo. Chuyện chèn ép, cô lập thì ai cũng hiểu là ông ấy tự cô lập mình - ông Khánh tâm sự.
Tiếp xúc với chúng tôi, một người dân ở gần nhà ông Vân phân tích: Đúng là chuyện mang hài cốt của vợ về để trong nhà không có quy định nào cấm cả. Nhưng về thuần phong mỹ tục, về tâm linh thì hoàn toàn không hợp tí nào. Còn cả chuyện ANTT, chuyện môi trường nữa. “Chỉ vì chuyện này mà mọi việc trở nên phức tạp. Chúng tôi nghĩ ông ấy nên suy nghĩ thật chín để vừa sống cho mình, vừa sống cho con cháu nữa. Anh nghĩ coi, mới học lớp 8 mà thằng cu Tuấn (con út ông Vân) đã bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ và hành động của ông ấy rồi. Chẳng lẽ cái xác trong pho tượng ấy lại để trong nhà từ thế hệ này qua thế hệ khác?” - một người dân xin được giấu tên nói.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%