Trẻ dị ứng với sữa: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Thứ bảy, 03/01/2015 21:47

Dị ứng với sữa có thể để lại tác hại khó lường cho trẻ. Bố mẹ cần biết các triệu chứng và cách phòng ngừa để bảo vệ con tốt hơn.

Trẻ dị ứng với sữa: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Trẻ dị ứng với sữa: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Trẻ bị dị ứng sữa có biểu hiện như thế nào?

Mỗi năm có hơn 100.000 bé bị bị ứng sữa, gây nên các vấn đề về tiêu hóa, về da và thường khó nhận ra. Theo các chuyên gia, trẻ bị dị ứng sữa thường có các biểu hiện:

1. Tiêu chảy

2. Nôn mửa

3. Phát ban

4. Cáu gắt

5. Cân nặng giảm hoặc không tăng cân

6. Xì hơi

7. Gặp vấn đề ở hệ thống hô hấp

8. Chậm lớn

Nguyên nhân dị ứng sữa:

- Phản ứng của hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch của bé coi các protein trong sữa như vật thể lạ cần phải được tiêu diệt và vì vậy gây nên phản ứng dị ứng.

Tương tự thế cơ thể bé cũng sẽ không thể hấp thu các protein có trong sữa bột công thức, đi kèm theo sẽ là phản ứng dị ứng, nên bé có thể bị thiếu dinh dưỡng. Tùy thuộc vào những biểu hiện của dị ứng mà ta xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng.

- Do di truyền

Nếu mẹ hoặc cha đã từng dị ứng với sữa bột (hoặc sữa bò) lúc còn bé thì có khoảng 50-80% cơ hội con của họ sẽ thừa hưởng những biểu hiện tương tự.

Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có ít nguy cơ phát triển những dị ứng với sữa bò hơn là trẻ được nuôi bằng sữa bột công thức. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không sao lí giải nổi tại sao một số trẻ dị ứng sữa còn số khác thì không.

Trẻ bị dị ứng sữa: Cha mẹ cần làm gì? 

Khi trẻ bị dị ứng sữa, cha mẹ cần thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ

Khi trẻ bị dị ứng sữa, cha mẹ nên cho bé tạm dừng loại sữa đang dùng, thay vào đó là cho trẻ sử dụng hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho bé, nên cho bé bú mẹ và tiếp tục cùng thức ăn bổ sung cho đến khi bé tròn 24 tháng tuổi. Bạn hoàn toàn có đủ sữa đáp ứng cho nhu cầu của bé nếu bạn cho bé bú đúng cách và để có nhiều sữa (cũng như chất lượng sữa tốt nhất) bạn nên tăng cường cho bé bú (việc này giúp tăng lượng sữa mẹ), nên vắt sữa khi vắng nhà (có thể mang về cho bé hoặc mẹ uống lại, việc này giúp sữa được tiết ra thường xuyên đều đặn).

Ngoài sữa mẹ trẻ nên uống sữa đậu nành là tốt nhất. Có thể cho trẻ uống sữa dê vì sữa dê ít dị ứng hơn sữa bò do chứa ít lactose nhưng trẻ vẫn có thể bị dị ứng.

Kiểm tra thành phần ghi trên nhãn trước khi mua

Luôn luôn phải kiểm tra thành phần ghi trên nhãn sản phẩm trước khi sử dụng. Ngay cả với những sản phẩm đã dùng quen vẫn phải đọc lại vì nhà sản xuất có thể thay đổi thành phần của sản phẩm.

Thông báo cho ông bà, người giữ trẻ

Cần báo cho những người chăm sóc con bạn như người trông trẻ, cô giáo, ông bà... về tình trạng dị ứng của trẻ để họ tránh cho trẻ sử dụng sữa hay những sản phẩm có chứa sữa. Nếu cần, có thể dán một miếng giấy nhỏ lên những thực phẩm có chứa sữa. Phải ghi rõ tiền sử dị ứng của con bạn trong những hồ sơ liên quan.

Chuẩn bị sẵn thuốc chống dị ứng tại nhà

Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết. Ở một số nước đã có loại Epinephrine được định liều sẵn trong một ống tiêm nhỏ nhằm có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Nếu con bạn bị phản ứng phản vệ cấp cần phải nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện ngay.

- Xét nghiệm phân: Phân của trẻ bị dị ứng sữa bò thường có lẫn máu, trong khi phân của trẻ bị bất dung nạp Lactose lại có tính axit và chứa thành phần đường không tiêu hóa được.

- Xét nghiệm thử phản ứng dị ứng trên da: Nếu thấy nổi một đốm đỏ và cứng ở chỗ tiêm thì có phản ứng. Tuy nhiên, test này chưa phải là đặc hiệu vì nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với sữa bò vẫn cho kết quả âm tính, trong khi nhiều em lớn hơn không bị dị ứng lại cho kết quả dương tính.

Nguoiduatin.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác

Tag: tre bi di ung sua , cach chua khi tre bi di ung sua , di ung sua o tre , tin , bao