Trước sự việc nhà để xe thành trụ sở làm việc, lãnh đạo Sở KH&ĐT Hà Nội cho rằng, sẵn sàng trả lại trụ sở để tòa nhà 7 tầng được sử dụng đúng chức năng. Với các bãi xe bị bóp méo, Sở sẽ rà soát báo cáo thành phố.
|
Sở KH&ĐT sẵn sàng trả tòa nhà 16 Cát Linh để làm nhà để xe. Ảnh: Trọng Đảng
Phải sử dụng đúng chức năng
Trước sự việc nhà để xe thành trụ sở làm việc mà báo Tiền Phong nêu những ngày qua, lãnh đạo Sở KH&ĐT đã thừa nhận, tòa nhà 16 Cát Linh (trước đây còn được đánh số là 17 Cát Linh), thực chất là nhà đỗ xe được xây dựng phục vụ sân vận động Hàng Đẫy dịp SEA Games 22.
Năm 2008, khi Hà Nội mở rộng, nhiều sở, ngành trong đó có Sở KH&ĐT có số biên chế tăng lên gây khó khăn về trụ sở làm việc. Để tháo gỡ tình trạng này, thành phố tạm bố trí Sở KH&ĐT về tòa nhà 16 Cát Linh làm việc. Do đây là tòa nhà được thiết kế dành cho để xe nên Sở sẵn sàng trả lại tòa nhà này khi thành phố bố trí được trụ sở làm việc mới.
“Hiện thành phố đã có phương án di chuyển nơi làm việc của Sở KH&ĐT đến khu liên cơ hành chính ở Mỹ Đình. Công trình trụ sở của chúng tôi cũng là một trong 37 công trình trọng điểm tại đây đã được thành phố lên kế hoạch xây dựng”, ông Ngô Văn Quý, Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội, cho biết.
Là cơ quan từng tham mưu cho thành phố Hà Nội ký quyết định chuyển trụ sở làm việc của Sở KH&ĐT về tòa nhà 16 Cát Linh, đại diện Sở QH&KT cho rằng, do chỉ là nơi làm việc tạm nên sớm muộn Sở KH&ĐT cũng phải chuyển đi. “Di chuyển ngay bây giờ hay một thời gian nữa, sẽ được thành phố cho ý kiến khi Chủ tịch UBND TP có buổi làm việc với các sở, ngành về việc này trong một vài ngày tới”, đại diện Sở QH&KT nói.
Về việc sau khi Sở KH&ĐT chuyển đi, toà nhà 16 Cát Linh có được sử dụng đúng mục đích, đại diện Sở QH&KT khẳng định, toà nhà được quy hoạch xây dựng làm nơi đỗ xe, nếu Sở KH&ĐT chuyển đi thì phải được sử dụng đúng chức năng.
Báo cáo dự án bãi đỗ xe sai quy hoạch
Theo Sở KH&ĐT, Sở đang phối hợp Sở GTVT rà soát quá trình triển khai cũng như thực hiện quy hoạch các bãi đỗ xe mà thành phố đã quy hoạch. Các đơn vị được giao thực hiện quy hoạch này đến đâu, Sở QH&KT sẽ có báo cáo thành phố trong tháng 3 cũng như đề xuất phương án xử lý nếu quy hoạch không đúng mục đích.
Lý giải hầu hết bãi đỗ xe theo quy hoạch không trở thành hiện thực hoặc không đúng mục tiêu, bà Nguyễn Thị Bài, PGĐ Sở KH&ĐT, cho rằng, ngoài thực hiện quy hoạch không nghiêm của các đơn vị được giao thực hiện, việc các bãi đỗ xe bị khống chế giá dịch vụ sau khi đi vào hoạt động cũng là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp (DN) không mặn mà với các dự án xây dựng bãi đỗ xe. Vì vậy, mới có chuyện sau khi được giao mặt bằng, đã tìm mọi cách lách luật để đầu tư thêm các dịch vụ khác.
Theo bà Bài, ngoài các dự án đã quy hoạch, để giải quyết tình trạng thiếu bãi đỗ xe hiện nay khi các tuyến phố cấm dừng đỗ, thành phố nên xem xét lại tất cả vị trí còn lại trong nội đô để quy hoạch thêm các bãi đỗ xe tĩnh, với những công trình nhà cao tầng cùng với xây dựng đúng qui hoạch, nên ủng hộ các DN có khả năng làm thêm tầng hầm lan tỏa để đỗ xe dịch vụ.
“Để DN yên tâm đầu tư khai thác và cũng nâng cao chất lượng dịch vụ, thành phố nên tạo cơ chế cho phép họ được thu theo giá thị trường. Còn người dân có quyền lựa chọn nếu thấy giá dịch vụ đắt quá có quyền tìm nơi gửi khác”, bà Bài nói.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?