Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết luận chính thức về hiện tượng bé gái làm đồ vật bốc cháy ở TP. HCM. Chúng tôi xin tóm lược lại một số ý kiến của các nhà khoa học về “cô bé gây cháy” 11 tuổi gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.
|
1. TS Nguyễn Văn Khải ("ông già ô-zôn"):
“Từ những cơ sở trên tôi cho rằng nội năng của cơ thể cô bé không thể đủ để bốc cháy vật nào xung quanh nếu không có tác động khác. Và, theo định luật bảo toàn năng lượng thì không thể có hiện tượng này xảy ra”.
2. TS Cao Huy Thiện (Phó Viện trưởng Viện Vật lý TP. HCM):
“Tôi không tin năng lượng xuất phát từ cơ thể con người có thể gây cháy đồ vật. Những vụ việc gây cháy chỉ nghe từ phía gia đình, không ai tận mắt chứng kiến”.
“Trong trường hợp hiện tượng chỉ xảy ra ngẫu nhiên thì không thể kết luận. Trong trường hợp này phải thực nghiệm khả năng gây cháy của cháu bé là có thật hay không rồi mới có nghiên cứu tiếp theo. Việc đưa cháu chụp RFI khi chưa chứng minh khả năng gây cháy là không phù hợp”.
3. PGS.TS Nguyễn Đình Phư (Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Năng lượng Sinh học – CBE):
“Đây là hiện tượng có thật, đúng 100%. Nhưng nhiều người, đặc biệt giới các nhà khoa học lại hoài nghi. Thậm chí trên một trang báo điện tử, một kỹ sư điện tử còn cho rằng chuyện cháy là không có thật mà “đó chỉ là ảo thuật”. Nhiều người lớn tiếng phủ nhận và xem đây là ý muốn làm nổi của ai đó, tuy nhiên sự thật thì vẫn là sự thật”.
4. TS Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng - UIA):
“Đối với trường hợp bé gái này, chúng ta cũng có thể giả định cô bé ấy như một cục sét hòn” hoặc “Có thể trong con người ấy có chứa năng lượng sinh học hoặc cảm xạ sinh học”. Nếu không thì “đó là năng lượng tâm linh”.
Quần áo được cho là tự cháy khi có mặt một nhóm nhà khoa học
5. GS.TS Hà Huy Bằng (Chủ nhiệm Bộ môn Năng lượng cao, Khoa Vật lý, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội):
“Hiện tượng tự thân làm cháy đồ vật của cô bé có thể là do cơ chế vật lý nào đó mà khi hạt này xúc tác với vật tạo nên phản ứng giúp giải phóng năng lượng lớn. Đây chỉ là lý thuyết nhưng cần có sự hiểu biết dấu tích cũng như phải xem xét cụ thể vấn đề mới có thể đánh giá cụ thể. Qua sự việc này cũng là bài học để bộ môn năng lượng cao hiểu rõ hơn về cơ chế này”.
6. TS. Phạm Văn Thiều (Phó Tổng thư ký Hội Vật lý Việt Nam):
“Tôi không đồng ý với cách ngồi nhà nghe rồi trả lời ngay, như thế là phi khoa học, là nói vu vơ, đoán mò mà đoán mò thì thường là sai. Còn nếu nói chung chung một cách vô thưởng vô phạt cũng là vô trách nhiệm và phi khoa học”.
“Cũng không loại trừ việc một số cá nhân muốn nổi tiếng nên nhân danh khoa học để nói. Ai hỏi gì họ cũng nói và họ vô trách nhiệm đối với những ý kiến của mình”.
7. PGS-TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng (Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Bàng, TP. HCM; Chủ tịch hội đồng khoa học nghiên cứu về trường hợp cô bé làm cháy đồ vật):
“Chúng ta sở hữu một tài sản rất quý, con người này rất đặc biệt. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp khoa học, lâm sàng, thậm chí chúng tôi sẽ sử dụng cả lá số tử vi để xem cháu sinh vào ngày giờ nào để suy đoán. Đồng thời kết hợp căn cứ theo khám nghiệm lâm sàng để suy đoán”.
“Các nhà khoa học đã đã chụp lại điện não đồ cho cháu bằng phương pháp RFI thiết bị hiện ảnh trường cộng hưởng, cho ra thông tin chi tiết các dạng hào quang và các trường năng lượng sinh học để coi hào quang của cháu. Sơ bộ cho thấy, trên bán cầu não phải là nơi tư duy trừu tượng xuất hiện vệt hơi lạ. Chỉ những nhà tu hành, triết học, họa sỹ, nhà tôn giáo mới có hiện tượng đó, trong khi đó cháu bé không tập trung vào thứ gì cả”.
8. PGS. Dương Ngọc Huyền (Phó Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội):
“Con người cũng còn có những khả năng kỳ lạ mà khoa học chưa thể giải thích được… Năng lượng trong mỗi con người chỉ có thể di chuyển như đẩy, hút hoặc làm cong các vật nhỏ, nhẹ như cây kim, cái thìa bé... Năng lượng lớn đến mức có thể làm cháy những vật lớn như ổ điện, nắp bồn cầu, tủ quần áo… là một điều rất khó xảy ra”.
9. Chuyên gia cảm xạ, BS. Dư Quang Châu (Giám đốc Trung tâm cảm xạ địa sinh học, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng):
“Qua đo chỉ số RFI (thiết bị hiện ảnh trường cộng hưởng, cho ra thông tin chi tiết các dạng hào quang và các trường năng lượng sinh học) thì thấy nghi ngờ bán cầu não bên phải có vấn đề, nên cho bé đeo vòng đá thạch anh ở tay bên trái để tác động cân bằng cho não phải. Gia đình cho biết khi đeo vòng thì hiện tượng cháy không còn nhưng bé bị co giật, nên chúng tôi cho tháo vòng ra. Chúng tôi rất quan tâm và vẫn tiếp tục theo dõi, tìm hiểu trường hợp lạ này”.
10. ThS Vũ Đức Huynh (Chuyên gia nghiên cứu về ngoại cảm, tâm linh - tác giả của gần 20 cuốn sách về vấn đề này):
Đây là hiện tượng mới cần nghiên cứu cụ thể, chớ nên phủ định bởi con người tàng chứa nhiều khả năng mà chúng ta chưa khai phá hết. Với bé gái này, nguồn năng lượng ở dạng sóng, nên cô bé có thể phát năng lượng sóng giống như sóng viba làm chập điện, gây cháy, nổ cầu chì...
11. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Chủ nhiệm Bộ môn Thông tin - Dự báo của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người):
“Không như mọi người nghi ngờ về chuyện cô bé và gia đình đốt cháy để đánh bóng tên tuổi mà việc gây cháy này là có thực”.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?