Tình yêu chồng vô bờ bến của bà Lê Thị Do (86 tuổi, Thạch Thất) đã giúp ông Lãng mắc bệnh nhũn não, liệt chân tay giảm nỗi đau, 7 năm nay không phải uống thuốc trị bệnh.
Cụ bà Lê Thị Do |
Đó là cụ Lê Thị Do, năm nay 86 tuổi, có hàm răng đen hạt na luôn nở nụ cười lạc quan, từng 16 năm là Hội trưởng Hội Phụ nữ của xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Bà Do có chồng là ông Nguyễn Văn Lãng đã 86 tuổi, nguyên là Phó Tư lệnh Binh chủng Tăng – Thiết giáp và Lữ trưởng xe tăng của Đoàn 202, về hưu năm 1985 với quân hàm Đại tá. Ông bà hiện sống ở số nhà 1 ngách 49/30 – chi hội 50 phố Trần Cung, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Do nhiều năm chiến đấu ở chiến trường miền Nam, sau 11 năm về hưu, đến năm 1996 ông Lãng đột ngột có triệu chứng mất trí nhớ và cấm khẩu, có lần ông bỏ nhà đi lạc tới Hà Đông gần 1 tuần. Ông Lãng được phát hiện mắc bệnh nhũn não, đã điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Dù áp dụng cả những phương pháp chữa bệnh như: dáo cao, bấm huyệt, chạy điện trên đầu và bàn chân…, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, không những thế, bệnh còn trở nặng hơn, ông liệt chân tay rồi không đi lại được. Từ năm 1999 đến nay, hầu như một mình bà Lê Thị Do chăm sóc chồng. Tình yêu thương, sự ân cần, chu đóa của bà đã giúp ông giảm nỗi đau, sự khó chịu do bệnh tật. 7 năm nay, ông không còn phải uống thuốc trị bệnh.
Tình yêu chồng vô bờ bến của bà cụ ngoài 80 tuổi
Hàng ngày đều đặn 5h sáng, bà Do thức dậy xoa bóp chân tay cho chồng và dìu ông lên xe lăn tập luyện khoảng 2 tiếng đồng hồ và đấm lưng cho ông. Bà thực hiện nghiêm ngặt các bữa ăn cho ông theo hướng dẫn của bác sỹ: 6h là sữa và bánh mỳ ngọt, 11h ăn chính là cháo nấu cà rốt trộn gạo nếp và gạp tẻ lẫn ít thịt được nghiền thành nước qua máy xay sinh tố, bơm vào miệng ông qua ống xông và 15h ăn phụ, có thể là uống sữa…
Vất vả nhất là lúc bà Do cho ông Lãng ăn, ông cứ phì ra như trò đùa trẻ con, tưởng chừng bà sẽ mất kiên nhẫn. Nhưng tình cảm vợ chồng 69 năm đã giúp bà nhẫn nại hơn, vui vẻ chịu đựng cho ông ăn bằng được. Ba đêm, bà Do mất ngủ để nghe ông thở, theo dõi sức khỏe ông thế nào. Có lúc bà vừa ngủ lơ mơ vừa lo duỗi thẳng hai chân ông để ông ngủ thoải mái và dễ chịu hơn.
13 năm liền tận tụy chăm sóc chồng bị bệnh nhưng bà Do chưa phút nào nản lòng bởi với bà, đó không chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ, mà còn là niềm hạnh phúc của người phụ nữ yêu chồng. Bà con khối phố ai cũng cảm phục bà Do – tấm gương một người vợ hiền thảo.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%