Tình hình Biển Đông sáng 9/9: Philippines nhờ EU phá mưu Trung Quốc trên Biển Đông
Thứ ba, 09/09/2014 08:03

Tổng thống Philippines tìm kiếm sự giúp đỡ từ châu Âu nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, điều Trung Quốc luôn phản đối.

Tình hình Biển Đông: Tổng thống Philippines tìm kiếm sự giúp đỡ từ châu Âu

Tình hình Biển Đông: Tổng thống Philippines tìm kiếm sự giúp đỡ từ châu Âu

Tổng thống Philippines Benigno Aquino sắp có chuyến thăm các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) kéo dài một tuần.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Philippines ngày 8/9, bên cạnh việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ châu Âu để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Tổng thống Aquino cũng sẽ đưa ra đề xuất của ông nhằm ngăn chặn Trung Quốc làm tình hình biển đông thêm căng thẳng.

Chúng tôi sẽ kêu gọi họ tiếp tục ủng hộ Philippines trong vấn đề Biển Đông”, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines, bà Zeneida Collinson cho biết ngày 8/9.

“Đây cũng là cơ hội quan trọng để Tổng thống của chúng tôi trình bày cho các lãnh đạo thế giới một cách trực tiếp về những gì đang xảy ra ở biển Đông”, khi Tổng thống đến thăm Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp và Đức từ ngày 13-20/9, bà Collinson cho hay.

Cũng theo kế hoạch, trong các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo các nước EU, ông Aquino sẽ trình bày "kế hoạch ba hành) (từng trình bày ở Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua), theo đó kêu gọi Trung Quốc và các nước có liên quan ngừng lại những hành động gây hấn trên Biển Đông.

Trung Quốc đưa ra các tuyên bố chủ quyền phi lý nuốt gần trọn Biển Đông, một ngư trường dồi dào và một tuyến đường hàng hải quan trọng.

Trong những năm gần đây, căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc leo thang khi Bắc Kinh hung hăng đẩy mạnh các hoạt động nhằm tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Và Manila cũng đã kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nhưng Bắc Kinh từ chối tham gia phiên xử.

Việc Philippines muốn lôi kéo sự ủng hộ của EU để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông có lẽ sẽ khiến Trung Quốc không vui một chút nào bởi từ trước đến nay nước này luôn tuyên bố chỉ giải quyết song phương các tranh chấp trên Biển Đông.

Tại rất nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố các tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết bằng đàm phán song phương và họ đã phát triển chính sách “hai không” khi đề cập đến Biển Đông: không đàm phán đa phương, không quốc tế hóa.

Các chuyên gia phân tích lý giải, là nước mạnh nhất trong các bên tranh chấp, Trung Quốc sẽ dễ dàng chiếm ưu thế trên bàn đàm phán song phương, buộc đối phương chấp nhận phương thức giải quyết của họ. Ý đồ của Trung Quốc là “chia để trị”, là “bẻ gẫy từng chiếc đũa”. Do vậy, Trung Quốc luôn khăng khăng giải quyết song phương, luôn chống lại việc quốc tế hóa Biển Đông. Trung Quốc sẽ có thể áp đặt sức mạnh của họ, buộc các nước này phải theo luật chơi của họ.

Chính vì thế, các chuyên gia cảnh báo, các nước ven Biển Đông cần hết sức tỉnh táo, không rơi vào cái bẫy của Trung Quốc, không để Trung Quốc biến Biển Đông thành ao nhà của họ.

Bản thân nước Mỹ, đối trọng của Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương khi quốc gia này thực hiện chiến lược "xoay trục", cũng ủng hộ mạnh mẽ một giải pháp đa phương ở Biển Đông.

Gần đây nhất, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam kéo dài 4 ngày hồi tháng 8 vừa qua, tướng Martin E. Dempsey, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ cho rằng, cốt lõi của một giải pháp cho vấn đề Biển Đông là một phương thức giải quyết đa phương, thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chứ không phải là vấn đề "Mỹ có ý định làm gì".

Theo tướng Dempsey, Mỹ đang khuyến khích các đối tác ASEAN và đồng minh trong khu vực phát huy một cách tiếp cận đa phương đối với vấn đề an ninh trên biển.

>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG

Baodatviet.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác

Tag: EU pha am muu trung quoc , EU , tinh hinh bien dong , trung quoc , trung quoc o bien dong , tinh hinh bien dong moi nhat , tin , bao