Trung Quốc đang muốn bành trướng chủ quyền một cách phi pháp ở Biển Đông bằng cơ bắp.
Tình hình Biển Đông: 'Vạch mặt' căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông |
Trung Quốc đang muốn bành trướng chủ quyền một cách phi pháp ở Biển Đông bằng cơ bắp. Điểm tựa chính cho các hành động hung hăng của Trung Quốc là căn cứ ngầm của Trung Quốc tại đảo Hải Nam. Bloomberg vừa có bài viết cảnh báo Mỹ phải cảnh giác với căn cứ ngầm này.
Căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc xây dựng trên đảo Hải Nam có thể giúp Hải quân PLA (quân đội Trung Quốc) mở rộng ảnh hưởng của mình trong tranh chấp Biển Đông, đó là nhận định của cây viết David Tweed trên Bloomberg.
Tweed cho biết hạm đội tàu ngầm diesel và tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc thể hiện thái độ cứng rắn của chính quyền ông Tập Cận Bình tại không chỉ Biển Đông mà cả biển Hoa Đông trong bối cảnh Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng.
Để ngăn chặn máy bay trinh sát Mỹ phát hiện các hoạt động, căn cứ ngầm của Trung Quốc được xây dựng bên dưới bề mặt Biển Đông. Đó là nơi trú ngụ rất quan trọng cho hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc.
Hải Nam đã trở thành một căn cứ quan trọng cho Hải quân PLA để đối phó với căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Trong khi vịnh Tam Á vốn đã được xây dựng khá nhiều thì vịnh Á Long là một khu vực mới được phát triển phục vụ cho hải quân.
Thông tin này được Felix Chang, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại tại Philadelphia tiết lộ. Ông Chang cho biết có một cảng tàu nổi với hai cầu tàu dài có khả năng neo một tàu sân bay ở phía bắc vịnh Á Long.
Ông Chang cũng cho biết cảng còn được thiết kế các công sự ngầm để tiếp nhận tàu ngầm hạt nhân. Bốn trụ cầu có thể neo đậu 8 tàu ngầm. Các đường hầm dưới nước rộng 16 m dẫn đến căn cứ ngầm đặt dưới một ngọn đồi gần vịnh.
Lầu Năm Góc cho biết trong số 5 tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, 3 cái có khả năng phóng tên lửa đạn đạo JL-2. Ngoài ra, sẽ có thêm 5 tàu ngầm hạt nhân nữa sớm được đưa vào biên chế của Hải quân PLA.
Kể từ sau khi đánh đuổi được phe Tưởng Giới Thạch khỏi đảo Hải Nam, Trung Quốc đã coi Hải Nam là một căn cứ tàu ngầm quan trọng. Với sự hiện diện của 3 tàu ngầm tấn công Type-094 lớp Tấn (Jin class) tại Hải Nam, Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn trong khu vực. Điều này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng đối phó với chính sách xoay trục châu Á của Mỹ và hất cẳng Mỹ ra khỏi châu Á.
Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7, Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam được luật pháp quốc tế công nhận. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành cải tạo các công sự trái phép tại Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam khiến dư luận bất bình.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%