Vừa tuyên bố sẽ giám sát Biển Đông để hạ nhiệt căng thẳng nhưng thực tế Mỹ đã bí mật triển khai tàu ngầm thăm thám từ lâu.
Tình hình Biển Đông sáng 17/9: Mỹ đã giám sát Biển Đông từ lâu? |
Want China Times dẫn nguồn từ trang mạng Jane's Defense Weekly cho hay, hai trong số 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình lớp Ohio đã được Mỹ triển khai đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ một năm trước nhằm thăm thám tình hình tranh chấp vùng biển Hoa Đông, Biển Đông và vùng biển Philippines.
Một trong hai chiếc tàu ngầm này là USS Michigan đang neo đậu tại căn cứ hải quân Changi của Singapore từ ngày 10 đến 15/8 năm nay. Được trang bị tên lửa hành trình 154 Tomahawk và nhiều nhân viên đặc biệt, tàu ngầm USS Michigan được đánh giá là một sứ giả hòa bình “đáng gờm” trong khu vực.
Đại úy Benjamin Pearson - người chỉ huy chiếc USS Michigan – cho biết chiếc tàu ngầm này được triển khai đến Thái Bình Dương từ tháng 12/2013 nhằm tiến hành giám sát, đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ bí mật khác.
“Chúng tôi hoạt động ở khu vực biển Hoa Đông, Biển Đông và biển Philippines. Khu vực này giống như sân sau khổng lồ của chúng tôi” – ông Pearson tiết lộ. Chỉ trong vòng 6 phút, tàu ngầm lớp Ohio có khả năng tung ra tất cả các tên lửa hành trình tấn công mặt đất 154 Tomahawk.
Đồng thời, trung úy chỉ huy Aaron Kakiel – phát ngôn viên Tư lệnh nhóm tàu ngầm Hải quân Mỹ - cho biết USS Michigan là thứ vũ khí quan trọng nhất giúp hạm đội trong khu vực hoạt động. Nó cho phép Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương có khả năng tấn công mục tiêu ở phạm vi 1.000 hải lý. Ngoài các loại tàu ngầm như USS Michigan, USS North Carolina, một tàu ngầm tấn công lớp Virginia cũng được triển khai đến khu vực này hồi cuối năm 2013.
Xem ra lời tuyên bố sẽ giám sát Biển Đông của Mỹ hồi tháng 8 vừa qua chỉ để "hợp thức hóa" việc các tàu chiến của Mỹ có mặt tại Biển Đông mà thôi. Khi đó, ngay sau khi Trung Quốc cự tuyệt những áp lực từ phía Washington nhằm kiềm chế các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra tuyên bố trên. Trên thực tế, Mỹ đã thực hiện giám sát Biển Đông từ lâu.
Mới đây, Mỹ cũng đã điều động cụm tàu sân bay USS Carl Vinson đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cụm tàu sân bay này sẽ tham gia hoạt động chung với cụm tàu sân bay USS George Washington đang ở Nhật Bản.
Hôm 12/9, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel, quan chức ngoại giao cấp cao phụ trách khu vực Đông Á, khẳng định: “Chúng tôi có quyền tiến hành các sứ mệnh giám sát hợp pháp bên ngoài không phận Trung Quốc và có lý do thuyết phục để làm điều đó”.
Theo ông Russel, mục tiêu chính của Washington là tìm hiểu về sự tăng cường quân sự trong những năm gần đây của Trung Quốc và các bí mật xung quanh điều này.
“Rõ ràng là sự thiếu minh bạch trong hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc gây lo ngại cho các nước láng giềng. Và chúng tôi tin rằng tất cả các khu vực, bao gồm Trung Quốc, sẽ được hưởng lợi từ khi tăng cường tính minh bạch” - ông tuyên bố.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?