Phái đoàn Việt Nam tại Geneve, Thụy Sĩ gửi công hàm lần hai cho đại diện thường trực các nước và tổ chức quốc tế, nhằm phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981...
Tình hình biển Đông: Phái đoàn Việt Nam tại Geneve gửi công hàm phản đối Trung Quốc |
Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh cơ quan Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneve, Thụy Sĩ, hôm qua gửi công hàm lần hai cho phái đoàn đại diện thường trực các nước tại Geneve cùng các tổ chức quốc tế đóng tại Thụy Sĩ.
Công hàm cập nhật tình hình vụ Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 và các hoạt động gây hấn của tàu thuyền nước này tại khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Công hàm nêu rõ trong hơn một tháng qua, kể từ ngày 2/5, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam, nước này liên tục điều hàng trăm tàu, gồm cả tàu chiến, máy bay quân sự hoạt động với cường độ cao, quấy nhiễu, gây hấn và tấn công các tàu chấp pháp của cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam cũng như các tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trong khu vực. Vụ việc làm một số người bị thương và gây hư hỏng hàng chục tàu, thuyền và nhiều thiệt hại về tài sản cho phía Việt Nam.
Đặc biệt nghiêm trọng, tàu Trung Quốc hôm 26/5 đâm chìm tàu cá ĐNA 90152 TS của ngư dân Đà Nẵng đang hoạt động tại ngư trường truyền thống gần khu vực Hoàng Sa của Việt Nam. Công hàm yêu cầu phía Trung Quốc rút ngay lập tức và vô điều kiện giàn khoan nói trên khỏi Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của Việt Nam, chấm dứt mọi hoạt động phi pháp, quấy nhiễu và gây hấn đối với các tàu thuyền của Việt Nam ở đây, trừng trị nghiêm khắc thủ phạm và đền bù các thiệt hại mà họ gây ra cho phía Việt Nam.
Phái đoàn Việt Nam cũng kiên quyết bác bỏ những luận điệu vu cáo, bịa đặt trắng trợn của phía Bắc Kinh nêu trong công hàm mà phái đoàn Trung Quốc gửi cho các tổ chức quốc tế và phái đoàn đại diện thường trực các nước tại Geneve ngày 2/6.
Dựa trên những lập luận về pháp lý và lịch sử, công hàm của phái đoàn Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và bác bỏ hoàn toàn đòi hỏi chủ quyền không có cơ sở pháp lý của phía Trung Quốc đối với quần đảo này.
Công hàm chỉ rõ việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 và các hoạt động gây hấn của phía Trung Quốc tại vùng biển của Việt Nam là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải trong khu vực.
Công hàm của ta cũng nêu bật chủ trương và thái độ thiện chí của nhà nước Việt Nam kiên trì giải quyết bằng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) đối với các tranh chấp với Trung Quốc cũng như các nước có liên quan khác.
Văn bản kêu gọi các nước và các tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phê phán hành vi và những đòi hỏi sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và ngừng các hành động khiêu khích và đe dọa đối với Việt Nam, ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng những biện pháp hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%