Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã đặt đóng tàu và các giàn khoan với tổng trọng tải lên đến 126.300 tấn.
Tình hình biển Đông chiều 3/8: Trung Quốc ồ ạt đóng thêm tàu, giàn khoan |
Theo số liệu của cơ quan tư vấn thông tin hàng hải - IHS Maritime, trong 6 tháng đầu năm nay, số lượng tàu và giàn khoan mà các công ty dầu khí Trung Quốc đặt đóng, lớn bằng tổng khối lượng các đơn đặt hàng trong mỗi năm, kể từ 2010 đến nay. Trong thời gian tới, số lượng này còn tiếp tục tăng.
Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã đặt đóng tàu và các giàn khoan với tổng trọng tải lên đến 126.300 tấn, bao gồm nhiều loại tàu phục vụ cho các hoạt động khai thác quy mô ở ngoài khơi, các giàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí trên mặt nước và vùng biển có độ sâu trung bình, các đội tàu nghiên cứu địa chấn ở vùng biển nước sâu và các tàu hỗ trợ.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng tăng cường đầu tư cho lực lượng tuần duyên. Cơ quan này đã được tổ chức lại vào năm ngoái, bao gồm cảnh sát biển, ngư chính và các cơ quan chấp pháp biển, với một bộ chỉ huy chung. Lực lượng này hiện có hơn 100 tàu và đã đặt đóng thêm 40 tàu, trong số này 15 tàu sẽ được giao trong năm nay.
Năm ngoái, Trung Quốc đã cho đóng một giàn khoan 30.000 tấn, phục vụ cho việc thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng biển nước sâu. Mặt khác, Bắc Kinh có kế hoạch đóng thêm hai giàn khoan nữa.
Các giàn khoan mới này sẽ lớn bằng giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981, mà hồi đầu tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Theo giới chuyên gia, tại biển Hoa Đông, nơi mà Trung Quốc đang có tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, dường như Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng các hoạt động thăm dò. Trong khi đó, Bắc Kinh chú trọng đầu tư hơn vào Biển Đông, nơi đang có một loạt các tranh chấp giữa Trung Quốc với láng giềng, nhưng lại được đánh giá là có tiềm năng lớn về dầu khí.
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (U.S. Energy Information Administration), vùng Biển Đông có trữ lượng đã thẩm định và tiềm năng là 11 tỷ thùng dầu và xấp xỉ 58 nghìn tỷ mét khối khí đốt. Còn Cục Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (U.S. Geological Survey) đưa ra con số thẩm định là 48 tỷ thùng dầu và khoảng 225 ngàn tỷ mét khối khí đốt đối với toàn bộ vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Bên cạnh mục đích tìm kiếm nguồn dầu khí đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, việc đẩy mạnh phát triển đội tàu và giàn khoan còn là một thành tố trong chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.
Ông Philip Andrews Speec, chuyên gia về an ninh năng lượng, tại Viện nghiên cứu năng lượng Singapore, được Wall Street Journal trích dẫn, nhận định: "Tôi chắc chắn là Trung Quốc sử dụng các giàn khoan vừa như một tuyên bố chính trị, vừa để thăm dò dầu khí".
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?