Tình hình Biển Đông chiều 28/6: Máy bay TQ tiếp tục dò la tàu Việt Nam
Thứ bảy, 28/06/2014 15:20

Lực lượng thực thi pháp luật trên biển của VN tiếp tục phát hiện một máy bay cánh bằng không rõ số hiệu của TQ bay 3 lần trên các tàu của ta khoảng 1.000-2.000m.

Tình hình Biển Đông sáng 28/6: Tàu kiểm ngư 751 bị tàu Trung Quốc đâm nát hôm 23/6

Tình hình Biển Đông sáng 28/6: Tàu kiểm ngư 751 bị tàu Trung Quốc đâm nát hôm 23/6

Máy bay TQ tiếp tục dò la tàu Việt Nam

Thông tin về tình hình biển Đông, Cục Kiểm ngư Việt Nam chiều 27/6 cho biết, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn các tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 gồm 110 đến 114 tàu các loại.

Trên thực địa, lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam cơ động tiếp cận giàn khoan ở cách 10-11,5 hải lý, đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Tình hình biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu dịu tình hình, Cục Kiểm ngư cho biết, khi tàu của Việt Nam vào gần giàn khoan để thực hiện nhiệm vụ thì các tàu Hải cảnh, Hải giám, Hải tuần, tàu vận tải và tàu kéo của Trung Quốc đã tổ chức dàn thành hàng ngang, đồng loạt tăng tốc độ, hú còi, vây ép, ngăn cản và sẵn sàng đâm va vào các tàu của Việt Nam.

Trước tình huống trên, các tàu Kiểm ngư cơ động vòng tránh linh hoạt, an toàn và kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật. 

Tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, cách giàn khoan từ 42 - 44 hải lý về phía Tây - Tây Nam. Khoảng 40 cá vỏ sắt với sự hỗ trợ của tàu hải cảnh vẫn tổ chức ngăn cản các tàu cá của Việt Nam.

Cũng trong ngày 27/6, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp quan chức cấp cao (SOM) ASEAN đặc biệt về vai trò trung tâm của ASEAN và định hướng cấu trúc khu vực trong tương lai.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết, trong cuộc họp này, Việt Nam đã chia sẻ về tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, đặc biệt sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam và đưa rất nhiều tàu hộ tống liên tục gây ra những hành động gây hấn, đâm va tàu Việt Nam. Việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh để áp đặt đòi hỏi chủ quyền của một nước là trái với thỏa thuận của ASEAN và Trung Quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), cũng như trái với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. 

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho biết, vào tháng 10, cuộc họp SOM ASEAN-TQ sẽ họp bàn về DOC, COC. Theo ông Vinh, COC phải dựa trên và phát huy được nguyên tắc tích cực đã có trong DOC, nhưng phải bổ sung những gì mà DOC còn khiếm khuyết. “Trong tuyên bố DOC có 10 đoạn, 10 quy định, nhưng cái thiếu lớn nhất là cơ chế bảo đảm thực hiện những quy định này. Chẳng hạn, điều 5 không cho phép làm gì phức tạp thêm tình hình, nên việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào, đưa các tàu vào không chỉ trái với luật pháp quốc tế, mà trái với DOC. Cuộc họp đã bàn rất nhiều đến việc bảo đảm có được một cơ chế để thực thi các quy định của DOC. Chắc chắn đây sẽ là 1 nội dung ASEAN phải tiếp tục bàn thảo, và bàn với Trung Quốc để hình thành” - ông Vinh nói.

Theo ông Vinh, do DOC là tuyên bố chính trị, nên cần một bộ quy tắc có giá trị ràng buộc, bên cạnh đó là cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định của COC. Ngoài ra, cần cơ chế bảo đảm ngăn ngừa những sự cố, rủi ro xảy ra, và khi những sự cố và rủi ro xảy ra rồi thì làm thế nào quản lý để nó không bùng nổ thành xung đột. 

Thêm bằng chứng khoa học khẳng định chủ quyền Việt Nam

Theo báo chí, Trung Quốc đang muốn diễn lại trò “cướp biển”, muốn những gì đã xảy ra mấy hôm trước với tàu kiểm ngư 951 của Việt Nam được lặp lại một lần nữa. Tại hiện trường phóng viên ghi nhận được cảnh tàu Trung Quốccố dàn đội hình dẫn dụ tàu Việt Nam, tăng cường uy hiếp ban đêm, cho ba tàu hải cảnh lao đến áp sát tàu cảnh sát biển 8003...

Cùng với việc xuất bản bản đồ khổ dọc, dùng 10 đoạn ôm cả biển Đông vào lãnh thổ của mình, Trung Quốc đang cho thấy họ bất chấp dư luận thế giới, muốn thiết lập trật tự “chân lý thuộc về kẻ mạnh”, cũng là kiểu lý luận của kẻ cướp. Tuy nhiên, cũng có một chi tiết có thể thể hiện sự nao núng của Trung Quốc: các máy bay do thám hôm nay bay ở độ cao trên 1.000m, họ có thể quan sát được toàn cảnh khu vực hơn và khiến phía Việt Nam không chụp được số hiệu máy bay để làm bằng chứng tố cáo. Ngoài việc tăng cường cảnh giác mọi lúc, mọi nơi, các lực lượng của Việt Nam nên thường xuyên thay đổi đội hình để hạn chế bị vây ép, gây hại.

Tại hội thảo khoa học "Biên soạn Địa chí Khánh Hòa đến năm 2010", nhiều công trình nghiên cứu tiếp tục đưa ra những bằng chứng khoa học khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

tau-trung-quoc-dam-va-281

Hội thảo khoa học "Biên soạn Địa chí Khánh Hòa đến năm 2010".

Hội thảo lần này thêm một lần nữa để Ban biên soạn tiếp thu ý kiến đóng góp từ các nhà nghiên cứu. So với Địa chí Khánh Hòa được biên soạn và xuất bản lần đầu vào năm 2003 thì công trình “Địa chí Khánh Hòa đến năm 2010” đã được bổ sung nhiều lĩnh vực tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, nhân văn. Một trong những nội dung được bổ sung rõ nét là các dữ liệu, tư liệu về biển đảo Khánh Hòa, trong đó có quần đảo Trường Sa.

Tại hội thảo, một trong các chuyên đề trọng tâm được báo cáo, đó là “Lịch sử, văn hóa Khánh Hòa qua các thời kỳ triều Nguyễn”. Các nhà khoa học đã thu thập được nhiều thư tịch triều Nguyễn, thêm một lần nữa khẳng định Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngoài ra, các nghiên cứu về lịch sử, địa lý, văn hóa Khánh Hòa qua các giai đoạn lịch sử cũng đã khẳng định: chủ quyền Trường Sa của Việt Nam đã xác lập rất sớm trong lịch sử và đặc biệt Việt Nam đã thực hiện chủ quyền này một cách liên tục trong chiều dài lịch sử.

Lực lượng kiểm ngư được trang bị nhiều sản phẩm hữu ích

Ngày 27/6, tại thành phố Đà Nẵng, đại diện Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng) đã trao tặng sản phẩm nghiên cứu khoa học của Viện cho Chi đội Kiểm ngư số 3 thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng 2.

tau-trung-quoc-dam-va-282

Lực lượng kiểm ngư tuần tra.

Quà tặng là 500 khẩu phần ăn dạng tuýp và 40 lít xà phòng sinh học CNM. Đây là những sản phẩm mới, có tính thực tiễn cao, phục vụ cho những chuyến đi biển dài ngày của lực lượng kiểm ngư, ngư dân...

Sản phẩm khẩu phần ăn dạng tuýp dùng cho 1 ngày bao gồm hai tuýp ăn liền SOF-1 (ngọt, mặn), hai tuýp đồ uống SOF-2 (dạng nước, dạng gel), một lọ viên SOF-3 (gồm 3 viên nhai ngậm). Sản phẩm khẩu phần ăn dạng tuýp đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đánh giá chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Trung Quốc vẫn thản nhiên “đổ dầu” vào điểm nóng Biển Đông

Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục mưu đồ làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Theo dư luận quốc tế, hành động đó là phi lý và hoàn toàn không thể chấp nhận được bởi nó đi ngược lại luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia. 

ban-do-moi-cua-trung-quoc1

Tấm bản đồ 10 đoạn phi lý, bất chấp tất cả của Trung Quốc

Tờ Bưu điện Washington (Mỹ) mới đây đăng bài viết, với tiêu đề “ Tấm bản đồ mới của Trung Quốc có thể khơi mào cho một cuộc chiến?”. Tác giả đã vạch trần rõ âm mưu của Trung Quốc với việc phát hành bản đồ “đường 10 đoạn” nhằm cố gắng thay đổi thực tế, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực. Theo bài báo, tấm bản đồ này có thể khiến căng thẳng gia tăng tại khu vực, nơi có nhiều quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền trên biển.

Bài báo lấy một dẫn chứng cụ thể, cách đây 2 năm khi hộ chiếu mới của Trung Quốc in hình bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của nước này đã khiến các quốc gia trong khu vực hết sức bất bình và có những biện pháp thực tế lẫn ngoại giao để phản đối. Tác giả bài báo nêu rõ, với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong thời gian qua, Trung Quốc càng ngày có những hành động “mạnh tay” hơn trong khu vực, gây lo ngại cho các nước láng giềng. Điều này cũng tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực châu Á, với nhiều sự cố nguy hiểm đã xảy ra. Theo tác giả bài báo, quan điểm của quốc tế về việc phát hành bản đồ mới của Trung Quốc là một hành động khiêu khích nhưng nước này lại đang cố gắng bào chữa cho những hành động phi lý đó là vì lợi ích của người dân Trung Quốc.

Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg hôm qua (27/6) cũng lên tiếng ủng hộ việc Philippines phản đối Trung Quốc phát hành bản đồ mới, ngang nhiên đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào phạm vi cái gọi là “chủ quyền” của Bắc Kinh.

Theo ông Goldberg, trên bản đồ "đường 10 đoạn", các yếu tố về cơ bản vẫn giữ nguyên như "đường 9 đoạn", nhưng nó hoàn toàn không có cơ sở theo luật quốc tế. Đại sứ Mỹ tại Philippines cho rằng, hành động của Trung Quốc đã vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Theo ông, những nỗ lực của một nước nhằm xâm phạm quyền sử dụng vùng biển của nước khác một cách hợp pháp cần được xem là mối quan ngại. Ông khẳng định biện pháp để giải quyết tranh chấp là thông qua tòa án quốc tế, tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), thương lượng trực tiếp với các bên và không đe dọa.

Các đại biểu tham gia cuộc họp Quan chức cấp cao ASEAN đặc biệt diễn ra hôm qua (27/6), tại Hà Nội cũng bày tỏ lo ngại trước những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông. Vụ trưởng Vụ ASEAN kiêm trưởng đoàn SOM ASEAN của Myanma U Aung Lynn cho biết, ASEAN đang theo dõi tình hình chặt chẽ và bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước những diễn biến gần đây trên Biển Đông.

Ông U Ang-lin cũng khẳng định quan điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông là rất rõ ràng, với nguyên tắc 6 điểm, đồng thời nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của ASEAN trong các hoạt động giải quyết thách thức khu vực.

>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG

NĐT/Seatimes/VOV

Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài

Tag: kiem ngu viet nam , luc luong kiem ngu viet nam , tau kiem ngu viet nam , khau phan an cua kiem ngu , tin , bao , tinh hinh bien dong , tinh hinh bien dong moi nhat