Tờ Wall Street Journal mỉa mai rằng, theo cách mà Bắc Kinh làm, bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có thể yêu sách với lãnh thổ trên toàn thế giới.
Tình hình biển Đông chiều 27/6: Bản đồ 'đường mười đoạn' mới của Trung Quốc. |
Bản đồ mới của Bắc Kinh với yêu sách lãnh thổ “đường mười đoạn” ở Biển Đông đang gây ra các phản ứng trái chiều từ người sử dụng các mạng xã hội ở ngay Trung Quốc. Nhiều người gọi việc công bố bản đồ là “không cần thiết”.
Bản đồ “đường mười đoạn” do Nhà sản xuất bản đồ nhà nước Trung Quốc xuất bản, trong đó, vẽ các vạch nối trải dài từ mũi phía bắc của Trung Quốc tới mũi phía nam đảo Borneo.
Theo WSJ, đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố bản đồ quốc gia, mà trong đó thể hiện chủ quyền bao gồm tất cả vùng biển và các hòn đảo ở Biển Đông. Nhưng không phải là lần đầu tiên Nhà xuất bản bản đồ báo chí Hồ Nam “vẽ” ra “bản đồ khổ dọc” này. Năm ngoái, cơ quan này cũng công bố bản đồ “đường chín đoạn”, vẽ các vạch nối bao gồm đến 90% Biển Đông và tuyên bố đó là lãnh thổ của Trung Quốc.
Tuy vậy, không phải người Trung Quốc nào cũng đồng ý với bản đồ này.
“Nếu Mỹ muốn lấy Hawaii và Guam, hay Anh hoặc Pháp muốn giữ các vùng đất hải ngoại của họ, họ chỉ cần vẽ một bản đồ bao lấy toàn thế giới”, nhà bình luận quân sự toàn cầu Wu Ge nói trên tài khoản Weibo ông cho biết, "Liệu có thực sự hữu ích khi gom [các quần đảo này] với nhau không? Rõ ràng đó là một tham vọng. Những gì [mà Công ty bản đồ báo chí Hồ Nam] đã làm chỉ cho thấy rằng những người cánh tả đang cực đoan kêu gọi lòng yêu nước mù quáng một cách quá dễ dãi”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang tìm cách bào chữa và trơ trẽn giải thích với dư luận nước này về tấm bản đồ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng: "Một số cơ quan chức năng xuất bản bản đồ ở một số tỉnh đã ban hành một loại bản đồ mới của Trung Quốc, và tôi tin rằng mục tiêu của họ làm điều này là để phục vụ công chúng”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không bao giờ lùi bước trước chủ quyền Tổ quốc
“Chúng ta muốn hòa bình hữu nghị để xây dựng đất nước nhưng hòa bình không phải là lệ thuộc vào nước khác, van xin nước khác” - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp tục khẳng định như thế tại buổi tiếp xúc giữa Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM với các ủy viên Ủy ban MTTQVN TP.HCM sáng 26-6.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi bà con cử tri quận 1, TP.HCM. Ảnh: HTD
Tại buổi làm việc này, trước các băn khoăn về việc vì sao QH trong kỳ họp thứ 7 vừa qua không ra tuyên bố hoặc nghị quyết về vấn đề biển Đông, Chủ tịch nước nói: “Ra nghị quyết là chuyện cần hết sức thận trọng, trên cơ sở bảo vệ, không phương hại đến quốc gia của mình, tôn trọng, bình đẳng với quốc gia khác”.
Theo Chủ tịch nước, Việt Nam đang ứng xử một cách phù hợp những gì Việt Nam đã ký kết, không đi ngược lại với xu hướng ứng xử văn minh của thế giới. “Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Việt Nam đặt bút ký nêu rõ rằng “các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng các phương tiện hòa bình mà không viện đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực…” nên chúng ta hành động ngược lại thì chướng lắm” - Chủ tịch nước nói.
Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận 1 chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tái khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ đi theo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa… “Cũng có người này người kia nói Việt Nam phụ thuộc nhưng tôi phải khẳng định rằng ta không phụ thuộc ai cả!” - Chủ tịch nước cho hay.
Nói về mối quan hệ Việt - Trung, Chủ tịch nước nhìn nhận dù quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có những thăng trầm nhưng chúng ta đều mong muốn duy trì lâu dài quan hệ láng giềng hữu nghị, hữu hảo. Đó là đường lối nhất quán, không thay đổi. “Ta luôn đấu tranh bằng biện pháp hòa bình. Kể cả thời gian qua tình hình biển Đông có nhiều căng thẳng ta cũng đã và đang làm như vậy, rất kiên trì, bền bỉ” - Chủ tịch nước nói.
Việt Nam rất quan tâm đến giải pháp pháp lý
Chủ tịch nước cũng nhìn nhận cuộc đấu tranh trên biển là đại sự nên sẽ tốn nhiều công sức và hành xử theo nhiều cách, trong đó có cả vận dụng luật pháp quốc tế.
“Chúng ta xác định chủ quyền ở biển Đông có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các đảo thuộc chủ quyền của ta. Ta có chứng cứ về pháp lý, lịch sử. Trung Quốc cũng nói đây là lãnh thổ của họ nhưng họ đâu có tọa độ, kinh độ để chứng minh mà chỉ có những tuyên bố, những tư liệu và họ tự cho rằng mình đúng” - Chủ tịch nước nói và cho hay. “Ta không đồng ý và quốc tế cũng không thừa nhận. Biển của ta thì tất nhiên là ta phải giữ chứ”.
Về dư luận, truyền thông quốc tế, Chủ tịch nước cho biết Việt Nam không hung hăng mà chỉ nói sự thật cho nhân dân thế giới và cả nhân dân Trung Quốc. Còn “Về mặt pháp lý, trên thế giới không có nước nào không lưu tâm đến vấn đề pháp lý cả, Việt Nam cũng không ngoại trừ” - Chủ tịch nước đề cập.
Về dự báo tình hình trong thời gian tiếp theo, Chủ tịch nước nhìn nhận có lẽ sẽ gay gắt, phức tạp hơn hiện nay. Chỉ khi nào họ tuyên bố từ bỏ đường lưỡi bò thì mới yên. Vì thế, “ta phải hết sức kiên trì, bền bỉ mới bảo vệ được an ninh quốc gia. Sức mạnh vô địch của dân tộc ta chính là khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là truyền thống hàng ngàn năm để ta tồn tại và phát triển. Đội quân để tạo nên sức mạnh ấy không bao giờ dừng lại, người trước ngã người sau sẽ tiến lên” - Chủ tịch nước nói.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?