Trung Quốc ngang ngược nhằm tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đang khiến các nước ở Đông Nam Á cảnh giác hơn, tập trung mua thêm hoặc nỗ lực tự sản xuất vũ khí khí tài.
Tình hình biển Đông chiều 15/8: TQ phô sức mạnh, Đông Nam Á củng cố quốc phòng |
Trung Quốc năm ngoái đầu tư tới 145 tỷ USD cho quân sự, theo ước tính của các chuyên gia Mỹ. Nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với 90% diện tích khu vực Biển Đông. Thêm vào đó, hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam càng như hồi chuông cảnh báo đối với các nhà ngoại giao Đông Nam Á về tham vọng vô biên của Trung Quốc.
Để đối phó với những hành vi ngang ngược của Bắc Kinh, ngoài đầu tư mua sắm trang thiết bị quân sự tối tân, các nước Đông Nam Á nay quan tâm tới việc ký kết các hợp đồng đi kèm chuyển giao công nghệ có thể giúp nâng cao chuyên môn cũng như kiến thức để họ tự xây dựng, chế tạo thiết bị quân sự.
Ví dụ, Boustead Heavy Industries ở Malaysia đang làm việc với nhà thầu Pháp, chi 2,8 tỷ USD mua lại 6 tàu chiến ven biển cho lực lượng hải quân. Tất cả các tàu này đều được sản xuất tại Malaysia. Kuala Lumpur muốn nhà sản xuất địa phương tiếp thu được các công nghệ tối tân từ việc quan sát và học hỏi từ nước bạn, theo ông Ahmad Ramli Mohd Nor, phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Boustead.
Indonesia trong 5 năm qua tăng gấp đôi chi phí đầu tư cho quân sự. Năm nay nước này đã kịp hoàn thành thỏa thuận mua lại hệ thống phòng không trị giá 164 triệu USD với hãng Thales của Pháp với điều kiện Thales phải chuyển giao kỹ thuật cũng như kiến thức về sản xuất radar cho nước này.
Chính phủ Việt Nam hồi tháng 7 quyết định chi 11.000 tỷ đồng (540 triệu USD) để đóng mới 32 tàu cảnh sát biển và kiểm ngư. Đây là hai loại tàu đóng vai trò chủ lực trong việc tuần tra, chấp pháp bảo vệ chủ quyền biển của Việt Nam, nhất là trong thời gian Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép.
Tương tự, Singapore cuối năm ngoái cho biết sẽ mua hai tàu ngầm từ công ty ThyssenKrupp của Đức nhưng tập đoàn này phải cam kết giúp địa phương chế tạo hệ thống chiến đấu hiện đại. Singapore đến nay được biến đến là nước có ngành công nghiệp quân sự tiên tiến nhất trong khu vực cũng như là một trong số các nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới.
Đảo quốc giàu mạnh này còn liên tục xuất khẩu trang thiết bị cho các nước từ Nigeria tới Brazil kể từ lần đầu tiên bán vũ khí cho Malaysia năm 1971. Singapore Technologies Engineering (ST Engineering), nhà sản xuất vũ khí chủ lực của nhà nước, đạt doanh thu 1,89 tỷ USD chỉ tính riêng năm 2012, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).
Bước đột phá mạnh mẽ nhất là vào năm 2008 ST Engineering thắng hợp đồng trị giá 330 triệu USD bán tàu chở quân cho nước Anh. Đây là hợp đồng đầu tiên được thực hiện với một nhà cung cấp vũ khí lớn đến từ phương Tây. Điều này cho thấy Singapore có thể cạnh tranh với các "đại gia" sản xuất khí tài quân sự trên thế giới ở một số lĩnh vực nhất định.
Chiếc tàu ngầm đầu tiên của Malaysia.
Thúc đẩy công nghiệp sản xuất vũ khí quân sự trong nước là một mục tiêu kinh tế và an ninh lâu dài đối với 10 quốc gia trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Dồn trọng tâm vào hiện đại hóa trang thiết bị, một phần các nước muốn tạo thế cân bằng về sức mạnh quân sự trong khu vực. Chuyên gia phân tích an ninh nhận định, mục tiêu này được đưa ra trong tình thế khá cấp bách khi mà Bắc Kinh không ngừng thực hiện nhiều hành động thô bạo nhằm đòi chủ quyền trong các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.
Tại hội nghị ngoại trưởng khu vực Đông Nam Á và đối tác tổ chức ở Myanmar cuối tuần trước, các ngoại trưởng ASEAN một lần nữa kêu gọi các bên "kiềm chế" khi đối mặt với tình trạng căng thẳng tăng cao.
"Trung Quốc với tư cách là một nước lớn và mạnh trong khu vực, cần có trách nhiệm đặc biệt thể hiện sự kiềm chế của bản thân. Sẽ có những hệ lụy đi kèm với sức mạnh quân sự lớn, chính vì thế các bạn cần phải cực kỳ thận trọng trong từng bước đi của mình, hãy cẩn thận khi bạn đang ở trong một khu vực nhạy cảm", Daniel Russel, nhà ngoại giao hàng đầu về Đông Nam Á đến từ Mỹ nói tại phiên họp của ASEAN.
Các nền quốc phòng ở Đông Nam Á tăng chi tiêu 5% trong năm 2013, lên 35,9 tỷ USD, theo số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm. Con số này sự tính lên đến 40 tỷ năm 2016. Tổng chi tiêu quốc phòng của khu vực đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1992.
"Điều này cho thấy rằng bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ tối quan trọng đối với chính quyền các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á", ông Jon Grevatt, chuyên gia phân tích công nghiệp quân sự khu vực châu Á Thái Bình Dương nhận xét. Rõ ràng hành động của Trung Quốc khiến các nước Đông Nam Á trở nên cảnh giác và phòng bị hơn.
< >> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%