Ông Joshua Kurlantzick, chuyên gia ĐNA thuộc tổ chức nghiên cứu Hội đồng quan hệ đối ngoại viết rằng Mỹ có bước tiến đúng đắn khi quyết định bán vũ khí sát thương cho VN.
Tình hình biển Đông chiều 12/10: Mỹ bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam là hành động đúng đắn |
Trong bài viết ngày 8/10, ông Kurlantzick cho rằng trong các nước Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam là phù hợp lợi ích chiến lược của Mỹ để nước này quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam ngày 2/10/2014 qua, sau khi đã kéo dài 40 năm nay.
Theo tác giả, không giống như ở Myanmar hay Thái Lan, chính phủ Việt Nam quản lý chặt chẽ lực lượng vũ trang, và quân đội Việt Nam chuyên nghiệp hơn so với Myanmar và Thái Lan. Tình hình Việt Nam ổn định hơn Myanmar hoặc thậm chí cả với Thái Lan, và người dân có xu hướng ủng hộ Mỹ.
Quân đội Việt Nam về tầm quan trọng chiến lược là lớn hơn, và khi ở trong một cuộc xung đột lại có hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia khác ở Đông Nam Á, bao gồm cả Malaysia và Thái Lan.
Lực lượng hải quân Việt Nam chuyên nghiệp và được đào tạo tốt. Vị trí chiến lược của Việt Nam, ngay bên cạnh Biển Đông, đặt nước này ở trung tâm của tuyến đường hàng hải quan trọng và là trung tâm của một trong những khu vực mà Mỹ và Trung Quốc có nhiều khả năng xung đột nhau.
Thậm chí tác giả bài báo còn cho rằng vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể cung cấp cảng tốt nhất cho các tàu hải quân Mỹ trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột ở Biển Đông.
Và không như Thái Lan hay Malaysia, Việt Nam đã trải qua các cuộc đấu tranh với Trung Quốc trong nhiều thế kỷ và có chung biên giới đất liền dài với Trung Quốc, có rất ít ảo tưởng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, và sẵn sàng bảo vệ vị trí của mình trong tranh chấp với Bắc Kinh qua chính sách ngoại giao khéo léo cùng thực lực quốc phòng vững mạnh.
Tại cuộc gặp hai bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh (Việt Nam) và John Kerry (Mỹ) ở Washington ngày 2/10/2014, phía Mỹ thông báo chính thức dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, chủ yếu là sẽ cung cấp khí tài phục vụ giám sát hàng hải và phòng thủ biển - Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
Tác giả cũng dẫn lại ý kiến của một chuyên gia quốc phòng là ông Paul Leaf nói về lợi thế đối tác tốt của Việt Nam, khi cho biết chi tiêu quốc phòng của Việt Nam đã tăng 130% từ 2012-2013, lớn thứ hai Đông Nam Á, chủ yếu để hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân. Vị trí của Việt Nam có giá trị chiến lược khi chung biên giới dài hơn 1.000 km với Trung Quốc và tiếp giáp Biển Đông.
Là quốc gia đông dân nhất của Đông Nam Á trên phần lục địa, Việt Nam cũng có nền kinh tế, mà nếu xử lý tốt những khó khăn và trì trệ hiện nay, sẽ có rất nhiều không gian để phát triển hơn so với hầu hết các nước trong khu vực.
Và tác giả cho rằng với chính sách đối ngoại đòi hỏi về sự cân bằng chiến lược và giá trị, thì ở Đông Nam Á, Việt Nam là nơi có giá trị chiến lược. Nhà Trắng nên đẩy mạnh hơn nữa việc bán vũ khí và quan hệ đối tác.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?