Với quy mô lớn của một kỳ thi quốc gia với gần 1 triệu thí sinh dự thi, điều thu hút sự quan tâm của xã hội là tính minh bạch và công bằng của khâu coi thi.
Những phản ánh tiêu cực từ báo chí hay các thí sinh vẫn được tiếp tục xử lý cùng với việc thanh tra chấm thi |
- PV: Xin Thứ trưởng đánh giá về tác động của quy định mới, cho phép mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi?
- Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Hiệu quả của việc cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi có tác dụng ngăn chặn là chính chứ không phải là phát hiện. Hiệu quả của việc cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi thể hiện ở số liệu báo cáo từ các địa phương với 49 trường hợp thí sinh bị đình chỉ, 2 giám thị bị đình chỉ công tác phục vụ thi. Hầu hết các lỗi sai phạm đều do cán bộ tại hội đồng thi phát hiện xử lý thay vì phải chờ thanh tra phát hiện.
- Thực tế, ngoài phòng thi thì yên ắng nhưng trong phòng thi thế nào, dư luận không hề hay biết. Sau vài ba tuần, xuất hiện những thông tin phản ánh tiêu cực thì Bộ đánh giá thế nào về báo cáo kỳ thi “an toàn” và sẽ xử lý ra sao?
- Đây mới là báo cáo đến thời điểm này. Nếu tiếp tục có phản ánh tiêu cực trong kỳ thi thì Bộ sẽ yêu cầu các địa phương kiểm tra, xử lý và báo cáo về Bộ. Ngoài ra Bộ sẽ mở rộng thanh tra chấm thi tại các tỉnh với lực lượng chấm tinh nhuệ hơn. Năm trước là 16 địa phương, năm nay sẽ nhiều hơn và sẽ công khai kết quả chấm thẩm định.
- Tăng cường giám sát kỳ thi, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trực tiếp cầm đường dây nóng, vậy có nhiều cuộc gọi phản ánh trực tiếp lên lãnh đạo Bộ trong kỳ thi này hay không?
- Chúng tôi công khai các số điện thoại của tất cả lãnh đạo Bộ. Có thể mỗi người đều nhận được các thông tin phản ánh nhưng chưa được tổng hợp, thống kê số liệu chính thức.
- Việc cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào đang nhận được đánh giá tích cực nhưng cũng có ý kiến cho rằng Bộ đẩy trách nhiệm phát hiện tiêu cực cho thí sinh? Bộ đã bao giờ nghĩ đến việc gắn camera tại các phòng thi chưa?
- Bộ không trút trách nhiệm giám sát tiêu cực thi cử lên vai thí sinh. Thí sinh không buộc phải giám sát, việc của các em vào phòng thi là để làm bài và khi có điều kiện, khả năng thì có thể tham gia phản ánh tiêu cực. Ở đây không có trách nhiệm gì nặng nề với thí sinh. Còn với giám thị, những người lơ là thiếu trách nhiệm mới bị áp lực. Điều này là cần thiết. Còn việc lắp camera vào phòng thi cũng là gợi ý hay, Bộ sẽ xem xét. Tuy nhiên, giáo dục có môi trường riêng, không phải chỉ cần giám sát mà cần giáo dục ý thức trách nhiệm chung.
Đề Văn sẽ tiếp tục phát huy tính sáng tạo Về cách chấm thi đối với đề Văn mở, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định không có việc áp đặt suy nghĩ cho lớp trẻ. Thí sinh có thể đưa ra chính kiến của mình và có lập luận phù hợp thì sẽ được chấm điểm chứ không có sẵn câu trả lời cho dạng đề thi này. Ra đề thi theo hướng mở là hướng tích cực. Học sinh sẽ quen với cách tư duy, lập luận, mở rộng kiến thức... Trước băn khoăn lộ đề thi Văn, Bộ khẳng định không có. Việc câu hỏi trùng với dự kiến là chuyện có thể xảy ra vì giáo viên đã tập duyệt nhiều cho học sinh. Đánh giá cao việc đưa thời sự vào đề thi Chiều 4/6, gần 950.000 thí sinh đã hoàn thành môn thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. Theo số liệu từ Ban Chỉ đạo thi Bộ GD-ĐT, kỳ thi lần này có 946.046 thí sinh đăng ký dự thi, số thí sinh đến dự thi buổi cuối cùng là 942.549. Như vậy, cả nước chỉ có 3.459 thí sinh bỏ thi, chiếm tỷ lệ 0,37%. Cũng theo báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT, các trường hợp vi phạm quy chế thi của thí sinh và giám thị đều được phát hiện và xử lý kịp thời với hình thức kỷ luật đình chỉ thi 49 trường hợp do mang tài liệu, điện thoại di động vào phòng thi. Cá biệt trong đó có 1 trường hợp nhờ người thi hộ. Số cán bộ bị đình chỉ làm công tác phục vụ thi là 2 người, do mang điện thoại di động vào khu vực thi. Đánh giá về kỳ thi lần này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng đề thi các môn khoa học xã hội tiếp tục ra theo hướng mở, phát huy tính tích cực và năng lực tư duy sáng tạo, có tác động tích cực đến tình cảm, đạo đức thí sinh, trong đó, đề thi môn Ngữ văn được đánh giá là có tính thời sự và tính nhân văn cao, góp phần xây dựng nhân cách cho thí sinh. Đề thi môn Địa lý khơi gợi được sự hiểu biết và ý thức về chủ quyền dân tộc, không chỉ có tác dụng giáo dục đối với các thí sinh mà còn có ảnh hưởng tốt trong xã hội. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%