Sau khi tự làm thí nghiệm nhằm lý giải về "thủ phạm" gây cháy trong tất cả các vụ hỏa hoạn tại nhà cô bé B.T., TS Vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng bé T. là thành phần "ngoại phạm". Không có chuyện cô bé có "nguồn nội năng đặc biệt".
|
Thực hư như thế nào chỉ có gia đình bé T. mới trả lời được…
Hiện tượng cô bé gây cháy hiện vẫn có rất nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh về vấn đề này. Chúng tôi cũng đăng tải ý kiến cá nhân của TS Vật lý Nguyễn Văn Khải đã tự làm thí nghiệm nhằm lý giải về "thủ phạm" gây cháy trong tất cả các vụ hỏa hoạn tại nhà cô bé B.T. trong khoảng 1,5 tháng nay. Lý giải này đã đưa ra khá nhiều câu hỏi nghi vấn qua hàng loạt phân tích một cách khoa học từ tiến sĩ Khải ozon mà ông cho rằng vì cô bé "gây cháy" trái với tự nhiên.
Cô bé là "ngoại phạm"?
Thông qua những hình ảnh chụp lại và "cốt truyện" từ phía gia đình cô bé B.T. trên báo chí, TS Khải đã tự làm một số "thực nghiệm" ngay tại nhà mình. Trong đó thí nghiệm (TN) 1: để một đống quần áo trong tủ gỗ. Ném một que diêm cháy dở vào đống quần áo theo hướng phía trước cửa tủ. Đóng tủ lại; TN 2: Dùng que diêm cháy dở ném vào quần áo trong tủ theo chiều thẳng đứng từ trên xuống. Tủ đóng; TN 3: Ném que diêm cháy dở vào đống quần áo theo chiều từ dưới lên. Tủ đóng.
Ngoài ra tiếp tục dùng một điếu thuốc lá cháy dở, một đoạn than bìa đang cháy đỏ rực ném vào tủ quần áo. Tất cả các trường hợp trên đều có chung kết quả: đống quần áo trong tủ cháy và những quần áo bên ngoài cháy trước, bên trong cháy sau. Việc cháy to hay nhỏ phụ thuộc vào cánh cửa tủ mở hé ít hay nhiều (để lấy oxy).
Gia đình bé T. trả lời báo chí sau vụ cháy ngày 18/5.
Một "thể nghiệm" khác: đốt một hòn gạch lên 600oC. Đặt 3 miếng vải chồng lên cục gạch này. Lập tức khu vực viền xung quanh nơi tiếp xúc cục gạch cháy. Cháy miếng vải đầu tiên tiếp xúc gạch, sau đó miếng vải ở giữa, rồi cháy miếng vải xếp trên cùng. Riêng miếng vải ở giữa cháy rất ít. Do nhận được không khí ít nhất vì bị chèn 2 miếng vải trên, dưới.
Theo TS Khải, các TN trên để lý giải về vụ cháy tại tủ quần áo ngày 18/5 khi nhà ngoại cảm "đang làm việc" tại nhà bé T. sẽ theo đúng trình tự xảy ra như vậy. Cháy bên ngoài trước, cháy quần áo bên trong sau. Và không thể có chuyện chỉ có 2 chiếc quần áo cháu T. cháy. Như vậy vụ tủ quần áo cháy ngày 18/5 không thể do cháu T. gây ra mà do người nào đó đã ném vật gây cháy vào trong tủ, sau đó đã xóa toàn bộ dấu vết hiện trường.
Xâu chuỗi lại vụ việc ngày 18/5 khi PV cùng một số báo khác đứng ngoài cửa nhà A75… đợi gặp gỡ nhóm nhà ngoại cảm thì ghi nhận có khá nhiều người nhà bé T. ra vào.
Còn về thí nghiệm "hòn gạch" với 3 miếng vải lý giải cho vụ cháy khi bé B.T. cùng các bạn trên ôtô tới trường học mà gia đình cho rằng bé T. gây cháy ghế nệm nơi cháu ngồi. TS Khải kết luận: Câu chuyện bé T. gây ra vụ cháy trên ôtô là "không có thật".
Riêng các vụ cháy ổ cắm điện, cháy quạt máy trên tường, bệ toa lét, cục sạc điện thoại, cháy điện thoại bàn tại khách sạn Vũng Tàu, cháy quần của ông bố đang phơi ngoài trời… theo TS Khải: đều là gia đình nói, không ai chứng kiến. Qua hình ảnh ổ điện cháy có vầng đen hắt lên phía trên tường chỉ cần nhìn mắt thường đã thấy "có ai đó đã làm cháy ổ điện này và làm cháy rất nhanh”. Cũng có nghĩa "trong các vụ cháy xảy ra tại nhà cô bé B.T. thì bé là thành phần "ngoại phạm". Không có chuyện cô bé có "nguồn nội năng đặc biệt". Thực hư như thế nào chỉ có gia đình bé T. mới trả lời được.
3 chiếc máy tìm nguyên nhân cô bé gây cháy không có trên đời
Ngày 21/5, ông Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Cảm xạ địa sinh học - Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP. HCM), cho biết, trung tâm và trường không tiếp tục tham gia nghiên cứu khả năng gây cháy của cháu T. nữa do không đủ chuyên môn, trình độ. Nhưng cho đến thời điểm này chỉ cần nhấp chuột vào google là có thể cho ra 1.190 kết quả về các bài viết về "cô bé gây cháy". Vụ việc đã thu hút quá nhiều quan tâm của dư luận trong đó với việc "tranh thủ" quá nhanh của ĐH Hồng Bàng về việc "quảng bá" cho 3 chiếc máy: Máy đo hào quang cơ thể người, máy do "khuếch đại cảm nhận" và máy đo "năng lượng cảm nhận"… mà theo TS Khải là "chẳng có trên đời".
Và sau việc công bố "rút lui"nghiên cứu cháu T., vị này cũng công bố cháu T. là người đốt đồ vật trong nhà để thu hút mọi người quan tâm bằng cách dùng hộp quẹt "khò" của Trung Quốc để đốt?
Thiết nghĩ dù là ý kiến riêng của TS Khải chúng tôi đưa ra trên đây nhưng cũng cho thấy hoàn toàn là kiến thức vật lý lớp 8 là để giải thích các vụ việc cháy tại nhà bé T. đâu phải dùng tới cả một nhóm "các nhà KH của ĐH Hồng Bàng" mà cho ra kết quả không thuyết phục thời gian qua. Và trong 1 số bài báo trước đó đã đề cập, có lẽ "các câu chuyện cười" về khoa học Vật lý mà các "chuyên gia" do không đúng chuyên môn đưa ra về hiện tượng cô bé nên "khép lại".
Phần còn lại nên để cơ quan CSĐT làm việc, chính quyền địa phương cũng cần có trách nhiệm trong vụ việc này để mọi việc được sáng tỏ, lấy lại an ninh trật tự cho khu vực và quan trọng nhất giúp cô bé ổn định tâm lý, yên tâm học hành và phát triển như mọi cô bé khác trong cộng đồng
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?