Việc chăm thuê người ốm giúp người trông và bệnh nhân gắn chặt với nhau nhờ những sinh hoạt cá nhân. Từ đây, có nhiều phát sinh tình cảm.
Không phải gia đình nào ở thành phố cũng có điều kiện chăm sóc người thân khi họ bị bệnh nặng (Ảnh minh họa: N.A) |
Chồng yêu người trông mình hơn cả vợ
Chị Nguyễn Thị Thu quê ở Nam Định và đã “hành nghề” trông người ốm thuê được gần 5 năm nay. Chị “may mắn” chưa “dính” vào hoàn cảnh trớ trêu này lần nào nhưng đã có vài lần được chứng kiến những mối tình phát sinh sau quá trình chăm sóc bệnh nhân của một số người.
Câu chuyện để lại cho chị Thu nhiều ấn tượng nhất là câu chuyện về chị T., quê ở Bắc Giang.
Chị T. được thuê để chăm sóc một người đàn ông 47 tuổi bị cưa chân sau tai nạn giao thông. Người đàn ông này rất giàu có, vợ con đều bận rộn với công việc bên ngoài khiến ông gần như bị “bỏ rơi”.
Trước khi có chị T. chăm sóc, ông hầu như phải ở bệnh viện một mình. Về nhà rồi ông cũng làm bạn với 4 bức tường, thuốc thang, thức ăn được để ngay bên cạnh. Giường nằm kề nhà vệ sinh nên ông cũng phải tự lo tất cả nhờ 2 chiếc nạng gỗ.
Không chịu nổi cảnh này, ông đã “phản ứng” và được gia đình chấp nhận thuê ôsin. Nhưng không phải một ôsin thông thường mà phải là người có kinh nghiệm chăm sóc người ốm, mắc bệnh nặng.
Ngoài ra, gia đình chỉ thuê theo giờ để phục vụ ông, tránh những phiền toái có thể nảy sinh do có người lạ trong nhà.
Và vợ người đàn ông này đã đến cổng bệnh viện Việt Đức để tìm người. Chị T. được thuê trông người đàn ông trên 4 tiếng/ngày (2 tiếng buổi sáng, 2 tiếng buổi chiều) với mức lương 250.000 đồng/ngày.
Lúc đảm nhận công việc, chị T. không chút “ý đồ” gì vì chỉ nghĩ mình đi làm để kiếm tiền. Tuy nhiên, không ngờ chị và người đàn ông kia hợp nhau quá đỗi.
Đặc biệt là người đàn ông lâu ngày nằm một chỗ nay có người chăm sóc, trò chuyện thì vui lên trông thấy. Hơn nữa, dường như gia đình không dành cho ông nhiều tình cảm như ông mong muốn nên khi có người quan tâm, chăm sóc tới mình một cách tận tình, chu đáo, ông rất cảm động và quý mến.
Mối quan hệ có nhiều “nguy cơ” này dần dà không tránh khỏi việc phát triển theo hướng “tốt đẹp” thêm. Bởi thời gian chị T. đến chăm ông chỉ có 2 người ở nhà. Ngoài ra, việc chị chăm sóc ông trong những sinh hoạt cá nhân (thay quần áo, tắm rửa, nâng đỡ, ăn uống, …) khiến tình cảm của hai người càng có thêm cơ hội để được gắn chặt.
Phát hiện chồng mình có vẻ “bồ kết” chị T., dành cho chị T. những lời nói, cử chỉ thân mật hơn cả dành cho vợ, vợ người đàn ông này “nổi đóa” khiến chị T. bỏ của chạy lấy người. Suốt cả tháng sau đó chị T. trốn về Bắc Giang, không dám lân la đến cổng các bệnh viện vì sợ bị “đánh ghen”.
Chồng ghen tuông vì vợ chăm người đàn ông khác!
Chưa hết, có những người phụ nữ chăm nom những người bệnh là nam giới liền bị chồng ở quê “ghen lồng lộn”, kể cả khi giữa hai người chưa có chuyện gì.
Chị Thu cho biết trong số những chị em “hành nghề” chăm người ốm, đã có không ít người đang làm ăn yên ổn thì bỗng bị chồng ở quê lên lôi về với lý do sợ vợ “hư hỏng”, “cắm sừng” lên đầu mình.
Theo chị Thu, hành nghề này chủ yếu là nữ giới (nam giới cũng có nhưng vô cùng ít). Trong số những chị em đi làm, đã xảy ra tình trạng bị “lạm dụng”, quấy rối do gặp phải những bệnh nhân không tốt.
“Mặc cho các chị giải thích rằng chỉ đi làm để kiếm tiền, các anh chồng cho rằng không thiếu gì việc làm ra tiền nên không cho vợ làm cái việc có nhiều cái “động chạm” nhạy cảm này”, chị Thu kể.
Ngoài ra, cũng có không ít trường hợp rơi vào tình cảnh éo le kiểu bệnh nhân trẻ gặp “điều dưỡng” chân dài, lại tiếp xúc hằng ngày trong không gian quá thuận lợi là gia đình không có người. Nhiều “điều dưỡng bất đắc dĩ” và bệnh nhân đã phải lòng nhau. Chẳng thế mà có những bệnh nhân sau khi khỏi bệnh rồi vẫn cố tình nói rằng mình chưa khỏi, để tiếp tục kéo dài thời gian chăm sóc của nữ “điều dưỡng” xinh đẹp.
Theo các chị em đang làm công việc này thì chăm người ốm thuê không hề là việc đơn giản. Nó vừa phức tạp (do phải có hiểu biết nhất định về bệnh tật, lại phải đối đầu với phản ứng thất thường của người bệnh), vừa nhạy cảm vì động chạm đến những khoảnh khắc riêng tư nhất của người bệnh.
Do đó, nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng về phương pháp chăm sóc cũng như tinh thần vững vàng, kiên trì thì không phải ai cũng có thể “trụ vững” với nghề.
Hiện nay, dịch vụ chăm người ốm thuê ngày càng phát triển nở rộ ở các bệnh viện lớn tại các đô thị hiện đại – nơi cuộc sống luôn vội vàng, gấp gáp, nhiều gia đình thừa tiền nhưng không có thời gian chăm người thân mắc bệnh.
Tuy nhiên, do là dịch vụ “tự phát” nên nhiều người đi làm không được bảo vệ quyền lợi hoặc chính người thuê cũng gặp nhiều khó khăn khi “vớ” phải người trông gian lận.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%