“Từ lâu em đã khâm phục và ngưỡng mộ anh Nick. Mấy đêm nay em hầu như bị mất ngủ vì hồi hộp chờ đến ngày anh ra Hà Nội diễn thuyết”.
Đặng Thị Oanh cho biết từng bị mất ngủ để chờ xem chương trình của Nick Vujicic. |
Đó là tâm sự của Đặng Thị Oanh (SN 1993, sinh viên năm thứ nhất trường ĐH Lao động Xã hội, Hà Nội) chia sẻ với PV trên sân vận động Quốc gia Mỹ Đình trong thời gian trước buổi giao lưu thứ 2 của Nick Vujicic với 15.000 sinh viên, bạn trẻ ở Hà Nội. Oanh mắc bệnh từ bé, dù đã 20 tuổi nhưng em chỉ có chiều cao của một đứa trẻ lên 5. Sinh ra ở vùng đất nghèo Nghệ An, em đã miệt mài học tập để trở thành sinh viên khoa Công tác xã hội, trường ĐH Lao động Xã hội, HN. Biết mình không may mắn như các bạn khác nhưng Oanh không tự ti hay mắc cảm. Oanh nói rằng “Mỗi người mang một số phận khác nhau. Cách đây không lâu em mới biết đến anh Nick nhưng em thực sự khâm phục nghị lực sống của anh khi xem các clip của anh ấy. Nick là một người rất tuyệt vời. Em đã rất háo hức để được chờ đến xem buổi diễn thuyết của anh ngày hôm nay. Mấy đêm thức trắng, các bạn trong phòng ký túc túc xá trêu em mãi… giờ đây điều mong muốn ấy của em đã trở thành hiện thực rồi”, ánh mắt của Oanh nhìn xa ra cánh cổng sân vận động háo hức chờ đợi.
Chỉ sắp tới thôi, Oanh sẽ được gặp một người thật đặc biệt, một chàng trai không tay, không chân nhưng đã lay động trái tim của hàng triệu người trên thế giới. Nhưng đặc biệt hơn, những người đang mang trong mình khiếm khuyết lại càng muốn được gặp và chia sẻ với anh nhiều hơn. Đặc biệt bởi vì họ có thể nhìn thấy lạc quan, nghị lực trong cuộc sống hiện tại. Chủ đề “Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng” càng thêm có ý nghĩa hơn nữa. Trong dãy hành lang ngồi chờ vào sân cỏ, chúng tôi không chỉ gặp Oanh mà còn chứng kiến rất nhiều các bạn trẻ khác, người bị khiếm khuyết ở mặt, hay chân bị tật nguyền phải ngồi xe lăn… Chúng tôi nhận thấy trên những gương mặt ấy là niềm tin, là khao khát được thay đổi, thoát khỏi những “xiềng xích” đã trói buộc họ bấy lâu nay để tự tin sống với chính mình.
Buổi giao lưu thứ hai của Nick Vujicic ở Việt Nam được nhiều người mong chờ, đặc biệt là những người bị khiếm khuyết. (Ảnh chụp trên sân vận động trước giờ G).
Như trong một bài diễn thuyết, Nick từng chia sẻ: “Nhiều người muốn bỏ cuộc vì người khác khiến họ buồn bã hay thất vọng. Khi một lần ở trường tôi bị 12 người trêu chọc. Người thứ 11, người thứ 12 nếu tôi ngã xuống đây chắc tôi sẽ gãy tay của tôi. Hôm đó, khi kết thúc buổi học tôi tự nhủ lòng mình nếu chỉ thêm 1 người nữa thôi là mình sẽ bỏ cuộc và một người đã nhìn thấy tôi ở trường và đến gần tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi nói" Nick à, hôm nay trông bạn thật tuyệt vời" và chính điều đó đã giúp tôi rất nhiều. Đôi khi bạn chỉ cần 1 người để tin mình. Thậm chí khi cả cha mẹ của tôi không tin rằng tôi trở thành người diễn thuyết. Đôi khi những ước mơ lớn nhất chỉ cần bạn tin vào điều đó”.
Đã có rất nhiều ý kiến nói về Nick sau chuyến đi này, có người tỏ thái độ không hài lòng với Ban tổ chức bởi họ cho rằng “đâu chỉ có nick – không tay không chân nghị lực, mà ở Việt Nam có rất nhiều người khuyết tật đã vượt lên số phận, định kiến để vững bước trên con đường đã chọn… tại sao lại là Nick mà không phải Nguyễn Công Hùng hay cô bé Phương Anh của Việt Nam…”!! Và dù có nhiều ý kiến phản đối Ban tổ chức đi chăng nữa nhưng một con người nghị lực, vượt lên trên mặc cảm, tự ti và biết truyền cảm hứng sống cho người khác thì Nick mãi là tấm gương sáng không chỉ cho những người bị khiếm khuyết mà cả với những người bình thường khác. Trong đêm nói chuyện hôm qua tại Hà Nội anh có nói “không tay, không chân không quan trọng bằng việc mình là người tốt, nếu thực sự là người tốt thì vấn đề không có tay chân đều không quan trọng…”.
Và không chỉ có Đặng Thị Oanh háo hức 2 đêm không ngủ mà rất nhiều những bạn trẻ khác đã mong chờ được gặp Nick cả tháng nay. Trịnh Đình Anh (Sn 1993, sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế Quốc dân) chia sẻ “em khâm phục anh Nick vì nghị lực sống phi thường của anh…”.
Bản thân Đình Anh cũng là một người bị khuyết tật tử nhỏ, tay và chân của Đình Anh bị teo tóp khiến việc đi lại, cầm nắm rất khó khăn, đã có lúc Đình Anh trốn chạy ánh nhìn của mọi người. Được hỏi về những khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập thì cậu học trò này chia sẻ: “Lúc nhỏ em cũng bị mặc cảm bởi các bạn hay trêu chọc, nhưng lớn lên, nhận thức được cuộc sống và nhất là gia đình rất cần em nên em đã cố gắng học và thi đỗ vào Đại học, em nghĩ mình có thể làm được hết những việc của một người bình thường khác…”.
“Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng, hãy sống cho những điều ý nghĩa hơn”, và đúng như lời Nick nói “mỗi chúng ta đều có thể trở thành điều kỳ diệu, phép màu với bất kỳ người nào khác, chúng ta tồn tại để có được sự khuyến khích để được sống trong tình yêu thương”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%