Thực phẩm có chết đói cũng không ăn khi bị cảm cúm, muốn khỏe mạnh các bạn hãy lưu lại điều này!
|
Cảm lạnh là một trong những bệnh hay mắc trong mùa lạnh. Bên cạnh các loại thuốc thì những món ăn cũng có thể làm dịu những cơn đau đầu, nhức mỏi khi bạn bị cảm lạnh. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bạn chống lại bệnh tật, củng cố hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Những triệu chứng nhất định của bệnh cảm lạnh như sự sản xuất chất nhầy, phản ứng sưng viêm... của cơ thể rất dễ nhận thấy. Do đó, khi cảm lạnh, chúng ta nên ăn những thực phẩm có tính làm mát, tiêu nhầy, giảm sưng viêm và tránh những món ăn quen thuộc có tên trong danh sách dưới đây!
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa, sữa chua và những thực phẩm từ sữa thực sự không làm cho cơ thể sản xuất dịch nhầy nhiều hơn. Nhưng đối với một số người, các đồ bơ sữa có thể làm cho dich nhầy sẵn có trong cuống họng dày đặc hơn, gây thêm khó chịu. Trong trường hợp này, bạn cần phải cắt giảm bớt hoặc từ bỏ hẳn các thực phẩm này.
Tuy nhiên, chuyên gia Alissa cho biết nếu bạn không thấy có vấn đề gì khi tiêu thụ sữa, đây chính là nguồn protein và vitamin D rất tốt giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Ngoài ra, sữa chua chứa probiotic, chất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột.
Rau và các loại trái cây sống
Bạn ngạc nhiên? Vì lời khuyên đầu tiên khi bị cảm lạnh là ăn nhiều rau và trái cây. Điều này đúng vào lúc bắt đầu của bệnh và vào giai đoạn cuối, khi cơ thể cần được bù đắp cho sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất. Nếu tình trạng sốt buộc bạn phải nằm trên giường trong một thời gian dài, thì cơ thể không muốn ăn, hoạt động của ruột chậm lại. Còn chất xơ của trái cây và rau thuộc loại các chất kho tiêu hóa. Do đó, nên nấu các loại rau bằng cách hấp, nướng hoặc hầm, để làm mềm chất xơ.
Ngoài ra, các axit từ cam, chanh và quýt không chỉ kích thích cổ họng đau, mà còn tạo ra một môi trường có tính axit, trong đó vi khuẩn dễ sinh sôi. Vì vậy, khi bị cảm lạnh nên uống nước khoáng kiềm để rửa trôi “những vị khách không mời” khỏi niêm mạc. Còn với các trái cây chua – hãy để dành cho giai đoạn phục hồi.
Rượu
Nếu bạn cho rằng có thể uống rượu khi bị cảm cúm, hãy bỏ ngay ý nghĩ đó. Cũng giống như đường, rượu gây ra viêm nhiễm làm suy yếu các tế bào máu trắng, vì vậy, cơ thể sẽ khó phục hồi hơn. Hơn nữa, uống một hay hai ly rượu sẽ làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn, điều này khiến hàm lượng rượu trong máu tăng, bạn dễ bị say nhanh hơn. Vì vậy, khi bạn cảm thấy không khỏe, hãy tránh xa rượu nếu không muốn sáng hôm sau khi thức dậy bị nhức đầu, sốt, khó chịu.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?