Ngày ngày, phụ nữ này đến trước hòn đá khẩn nguyện thần linh giúp mình vượt cơn hoạn nạn. Dù nhịn đói, chị Hồng vẫn lấy 10 ngàn đồng kia mua hai tờ vé số, rồi...
Hòn đá hình Phật 'phù hộ' người trúng số |
Chùa Hiệp Thiên (tọa lạc tại phường Phú Cát, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) có hẳn án thờ riêng dành cho một hòn đá. Theo dân làng, hòn đá được thờ có hình dáng hao hao giống hình phật đang ngồi thiền. Li kì hơn, ai nấy tin rằng hòn đá vô tri vô giác này đang lớn lên từng ngày, ngày xưa “ông đá” chỉ nhỏ bằng đứa trẻ sơ sinh nhưng bây giờ đã lớn bằng thân hình đứa trẻ gần 10 tuổi.
Kì bí “lai lịch” hòn đá mang dáng dấp hình phật
Theo ông Hồ Văn Diệp (78 tuổi), trưởng xóm nơi chùa Hiệp Thiên tọa lạc, từ hồi ông còn nhỏ đã có “ngài đá” hiện diện. Sau đó hòn đá được dịch chuyển về miếu Âm Hồn nằm cuối xóm. Thời đó, miếu “ngài đá” chỉ rộng chưa đầy một mét vuông. Đến năm 1985, miếu bị đập phá để xây dựng nhà cửa nên bị xóa sổ. Bấy giờ thấy hòn đá có hình thù giống tượng phật nên bà con trong xóm huy động người xuống rước “ngài” lên đặt vào trong khuôn viên chùa Hiệp Thiên cách miếu cũ chừng 15m thờ phụng. Thời gian đầu, hòn đá lạ được đặt tạm ở trước sân chùa, về sau đích thân vị trưởng xóm đưa hòn đá vào bên trong chùa và dựng hẳn một khu thờ phụng riêng cho đến bây giờ.
Theo quan sát, hòn đá có màu xanh đen, thoạt nhìn bề ngoài có vẻ như hòn đá được hợp thành bởi hai hòn nhỏ, nhưng thực chất là một khối liền. Hòn đá có chiều cao 1m, bán kính rộng nhất chừng 0,6m. Điểm khác lạ, trên thân đá có nhiều vết đục đẽo y như con người tác động, nhưng nhiều người khẳng định hoàn toàn do thiên tạo. Người dân địa phương mô tả rằng, khối đá thể hiện tư thế ngồi khoanh tròn hai chân, bàn tay chấp lại niệm chú của Đức Phật. Bà Nguyễn Thị Bút (71 tuổi, một người dân trong xóm) kể: “Trước đây chùa Hiệp Thiên này là chùa tư của dòng họ nhà tôi. Cách đây 3 năm, tôi thỉnh sư thầy ở chùa Trà Am (TP. Huế) về làm trụ trì. Tôi khẳng định hòn đá này to lớn thêm từng ngày. Trước đây “ngài” chỉ lớn bằng đứa trẻ sơ sinh nhưng bây giờ cả hai cánh tay của người lớn ôm mới xuể”.
Riêng chuyện hòn đá mang dáng dấp hình Phật được dân xóm thờ cúng từ bao giờ, không một ai nắm rõ. Một “lai lịch” khác của tượng đá hình phật đó là vào một năm lũ lớn, nước dân lên ngập cả vùng. Khi đó không biết từ đâu hòn đá lạ trôi dạt vào xóm, khi nước rút nằm lại vị trí bây giờ luôn. Nhiều người ở gần không chú ý, mãi đến lúc một ông cụ đêm nằm mơ thấy có hình ảnh của Phật Di Lặc cứ mỉm cười và ngồi thiền trước nhà mình. Ngày hôm sau, quả thật người đàn ông này ra vị trí gặp trong giấc mơ thì thấy hòn đá trên. Người dân địa phương khẳng định, “ngài đá” đã hiện diện trên dưới trăm năm nay.
Tiểu thương nhờ đá “phò trợ” nên trúng số độc đắc?
Không phải ngẫu nhiên mà người dân ở phường Phú Cát chúng tin hòn đá lớn lên từng ngày. Lời tương truyền kể lại rằng, ngày xưa hễ ai đó chạm tay vào hòn đá sẽ phát ra âm thanh lạ. Rồi nhiều người đến gần hòn đá tức thì ngã bệnh khiến ai nấy càng tin đó là “hòn đá ma”. Đó cũng là lí do dân làng quyết định rước hòn đá vào gửi thờ trong nhà chùa. Họ tin rằng chân khí chốn Phật pháp sẽ “cảm hoá” “hòn đá ma”, mang lại yên lành.
Sư thầy Thích Thiện Châu, tu hành tại chùa Hiệp Thiên kể lại, tuy mới về chùa ba năm nay nhưng ông chứng kiến nhiều câu chuyện liêu trai về hòn đá đang được thờ phụng. Hằng ngày, những người buôn bán xa thường lên chùa cầu nguyện trước mỗi chuyến đi. Người dân trong vùng còn mua vải đẹp để phủ lên thân đá làm áo choàng tránh bụi. Hay có một gia đình rất nghèo không đủ tiền cho con đi học thêm. Thế mà phụ huynh ngày ngày đến khấn vái trước tượng đá, quả thật sau đó cô con gái đỗ cùng lúc hai trường đại học danh tiếng ở Huế.
Nhưng câu chuyện lạ nhất về hòn đá được người dân trong phường Phú Cát truyền tai nhau là “thần đá” phù hộ trúng độc đắc. Sự việc xảy ra cách đây hơn 10 năm. Người trúng số khi đó là chị Nguyễn Thị Hồng, ngụ đường Đào Duy Anh (TP.Huế). Gia cảnh chị Hồng ngày xưa rất đặc biệt, khó khăn đến tận cùng. Người phụ nữ này do làm ăn thua lỗ, bị chủ nợ truy tìm gắt gao trốn chạy. Không biết cơ duyên nào, chị Hồng đến ẩn thân đúng chùa Hiệp Thiên. Khi đó thân hình chị tiều tụy, thậm chí chị đã nghĩ đến chuyện quyên sinh thoát kiếp trần gian.
Rồi một hôm, có đạo tràng tốt bụng, biết hoàn cảnh ngặt nghèo của chị Hồng bèn cho chị 10 nghìn đồng để ăn bữa cơm mặn. Người vỡ nợ không ăn mà giữ lại. Ngày ngày, phụ nữ này đến trước hòn đá khẩn nguyện thần linh giúp mình vượt cơn hoạn nạn. Dù nhịn đói, chị Hồng vẫn lấy 10 ngàn đồng kia mua hai tờ vé số. Điều may mắn tình cờ đã đến, chị trúng giải đặc biệt trị giá 250 triệu đồng. Sau khi trang trải hết nợ nần, người phụ nữ “sa cơ lỡ vận” về sống hạnh phúc bên chồng con. Đến nay dù đã chuyển vào TP.HCM sinh sống nhưng mỗi lần về quê, chị Hồng đều ghé chùa Hiệp Thiên tạ ơn.
Theo sư thầy Thích Đạo Nguyên, trụ trì chùa Hiệp Thiên: “Những người có lòng thành cầu gì được nấy có lẽ chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Còn bức tượng to lớn lên, có thể nhận thấy bằng mắt thường, và phải nhờ khoa học lý giải”".
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?