Việc thu phí vào trung tâm giờ cao điểm, chủ trương, đề xuất là của Bộ Giao thông vận tải nhưng cách thức thực hiện phải trên cơ sở sự đồng thuận của người dân.
|
“Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có công văn yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tập trung chỉ đạo thực hiện đầu tư mở rộng Quốc lộ 1, với chiều dài 1.100 km (Hà Nội – Cần Thơ) Bộ GTVT đang trình dự thảo về cơ chế đặc thù của dự án này lên Chính phủ về công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng và vốn” - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho hay.
Đến năm 2030, sẽ hoàn thành đường cao tốc Bắc – Nam
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc nâng cấp toàn tuyến QL1 (từ Hà Nội đến Cần Thơ), dài 1.100 km, sẽ bao gồm bốn làn xe cơ giới, hai làn xe dành cho xe máy có dải phân cách cứng.
Thủ tướng giao Bộ GTVT áp dụng cơ chế chỉ định thầu theo giá quy định của Nhà nước, có tiết kiệm 5% giá dự toán. Tổng số vốn đầu tư khoảng 126.415 tỉ đồng.
Liên quan đến dự án mở rộng và nâng cấp Quốc lộ 1, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng: “Chính phủ giao Bộ GTVT phải làm nhanh để phục vụ cho những năm tới và sẽ cơ bản hoàn thành toàn tuyến từ Hà Nội đến Cần Thơ vào cuối năm 2016”.
Theo thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, đề án mở rộng Quốc lộ 1 có nhu cầu đầu tư lớn lại thi công trong khoảng thời gian ngắn nên phải có cơ chế đặc thù riêng. Điển hình là nguồn vốn, giải phóng mặt bằng và sự đồng tình ủng hộ của các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng.
Trong công tác giải phóng mặt bằng, Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm chính, trên cơ sở tiền đền bù, hỗ trợ di dời dân theo chính sách hiện nay. Bộ GTVT cũng tính tới ưu tiên với một số cơ chế đặc thù để đảm bảo sự an tâm cho người dân và thời gian hoàn thành dự án bởi tuyến đường này có tốc độ đô thị hóa nhanh, các hộ dân sống ven tuyến đường này lớn.
Từ nay tới năm 2016 toàn tuyến QL1 sẽ được nâng cấp lên 6 làn xe, và có dải phân cách giữa
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng cho rằng, Quốc lộ 1 là tuyến đường mở rộng nên kỹ thuật xây dựng sẽ không quá phức tạp. Bộ GTVT sẽ huy động các đơn vị có năng lực tài chính, kỹ thuật của Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, các ngành khác hoặc công ty tư nhân để thực hiện đồng loạt dự án.
Liên quan đến vốn đầu tư mở rộng và nâng cấp tuyến Quốc lộ 1 này, ông Trường cho rằng: “Hiện nay, các dự án giao thông đang gặp nhiều khó khăn về việc huy động nguồn vốn cho nên thách thức trong việc tạo nguồn vốn đầu tư mở rộng Quốc lộ 1 là không nhỏ. Để giải quyết bài toán này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ huy động vốn xây dựng bằng nội lực Nhà nước, thu phí hoàn vốn (BOT)”.
Việc thực hiện phương án trên một số đoạn mở rộng sẽ làm giảm tính hấp dẫn các dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định: Đường cao tốc Bắc – Nam với thời gian xây dựng dài, vốn đầu tư lớn chủ yếu bằng vốn ODA và Trái phiếu chính phủ nên dự án này từ nay 2030 mới có thể hoàn chỉnh hệ thống cao tốc Bắc – Nam. Cao tốc Bắc – Nam sẽ được đầu tư song song nhưng đầu tư có trọng điểm chứ không phải toàn tuyến.
Đồng tình quan điểm đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cũng cho rằng, quan điểm của đề án mở rộng Quốc lộ 1 nhưng có xem xét phát triển cao tốc song hành trong tương lại.
Sau khi mở rộng tuyến Quốc lộ 1 và đường Cao tốc Bắc – Nam, cơ chế thu phí giữa hai tuyến đường này là một trong các yếu tố để xem xét. Thu phí của cả 2 đường là khuyến khích đầu tư phát triển cao tốc trong tương lai. Bộ GTVT cũng đề nghị đặt các trạm thu phí Quốc lộ 1 tính tỉ lệ % nhất định trên mức phí cao tốc.
Phí nội đô giờ cao điểm, sẽ thực hiện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?
Cũng trong buổi hợp này, một trong những vấn đề nóng được quan tâm chính là đề xuất của Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng Chính phủ phương án thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định: “Việc đề xuất thu phí lưu hành phương tiện cá nhân và thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm được căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội về những giải pháp đồng bộ nhằm chống ùn tắc và kiềm chế tai nạn giao thông, trong đó có hạn chế phương tiện cá nhân bằng các giải pháp kinh tế. Đề xuất của Bộ GTVT chỉ là việc triển khai cụ thể Nghị quyết này”.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường và Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, việc thu phí vào trung tâm giờ cao điểm, chủ trương, đề xuất là của Bộ GTVT nhưng cách thức thực hiện thế nào thì 2 thành phố Hà Nội và TP HCM áp dụng phải tự quyết định trên cơ sở sự đồng thuận, ủng hộ của người dân.
Còn phí lưu hành phương tiện cá nhân là để thu trực tiếp vào đối tượng có tiền, có điều kiện mua xe, không ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số người dân hiện nay.
- Chế độ BHXH có nhiều thay đổi từ 2025: Chồng tham gia BHXH tự nguyện, vợ ở nhà cũng được hưởng chế độ thai sản
- Việt Nam có 'miền gái đẹp' nức tiếng, đàn ông đến đây chẳng muốn quay về
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Cận cảnh cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, báu vật có '1-0-2' trên đời
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?