Sáng hôm nay, cầu Vĩnh Thịnh dài 5,4 km, tổng vốn 137 triệu USD, được khánh thành. Đây là cầu vượt sông dài nhất nước, kết nối thủ đô với các tỉnh tây bắc.
![]() |
Cầu Vĩnh Thịnh rộng 16m đảm bảo lưu thông 4 làn xe. |
Cầu Vĩnh Thịnh rộng 16m với 4 làn xe, dài 5,4 km (phần cầu dài 4,4km và đường dẫn hai đầu dài một km). Điểm đầu với giao quốc lộ 32 tại tuyến tránh thị xã Sơn Tây, điểm cuối kết nối với quốc lộ 2C.
Đây là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực có tổng mức đầu tư 137 triệu USD từ nguồn vốn vay ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Cầu kết nối 2 trục hướng tâm quốc lộ 32 và quốc lộ 2, cao tốc Nội Bài - Lào Cai tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kết nối trung tâm thủ đô với các tỉnh phía tây bắc. Đây cũng là cầu kết nối chuỗi các đô thị vệ tinh, các khu công nghệ cao của thủ đô Hà Nội.
Tại lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương các đơn vị liên quan đã phối hợp chặt chẽ, khắc phục khó khăn, nỗ lực làm việc ngày đêm để đưa cầu Vĩnh Thịnh vào sử dụng vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình.
Đây là cây cầu bắc qua sông dài nhất nước, nối Hà Nội với Vĩnh Phúc trên vành đai 5, là dự án giao thông quan trọng, là niềm ước mơ nhiều đời nay của người dân Hà Nội và Vĩnh Phúc.
Thủ tướng mong muốn thêm nhiều công trình giao thông chất lượng tốt, xây dựng nhanh được đưa vào sử dụng. Bởi đây là khâu đột phá để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cảm ơn Hàn Quốc đã tài trợ vốn vay ưu đãi cho xây dựng cầu và cho biết Việt Nam cam kết sử dụng tốt các công trình được vay vốn ODA.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương


-
5 loại đất có thời hạn sử dụng không quá 50 năm theo quy định mới nhất, người dân cần đặc biệt chú ý
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Loạt chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 4/2025




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển