Những cú đạp của thai nhi trong bụng ẩn chứa nhiều điều thú vị.
|
Cảm nhận được những cú "đạp" của thai nhi hẳn là một trong những trải nghiệm đặc biệt và kì diệu nhất mà các mẹ bầu có, đặt một dấu mốc đáng nhớ và thiêng liêng trong quá trình thiên thần nhỏ của bạn phát triển. Dưới đây là một vài sự thật nho nhỏ mà mẹ có thể chưa biết về những cú đạp từ bé yêu.
1. "Đạp" không chỉ là... "đạp"
Chúng ta đều biết, trong quá trình phát triển, thai nhi sẽ di chuyển xung quanh tử cung của mẹ. Hiện tượng này vẫn được gọi là việc bé "đạp" bụng mẹ. Gọi là "đạp" nhưng thực ra, chúng còn bao gồm việc bé "nấc", bé trở mình, nhào lộn và nhiều chuyển động khác nữa. Ngoài ra, không phải chuyển động nào của bé mẹ cũng cảm nhận được. Khi bé mới bắt đầu biết đạp, mẹ sẽ chỉ cảm thấy những rung động rất nhẹ hoặc cảm giác sột soạt trong bụng mà thôi.
Gọi là "đạp" nhưng thực ra, chúng còn bao gồm việc bé "nấc", bé trở mình
nhào lộn và nhiều chuyển động khác nữa. (Ảnh minh họa)
2. Bé đạp nhiều hơn sau bữa ăn
Một em bé khỏe mạnh sẽ đạp trung bình khoảng 15-20 tuần một ngày. Thường thì bé sẽ đạp nhiều hơn sau khi mẹ dùng bữa.
3. Bé đạp nhiều hơn để phản ứng với những gì xảy ra bên ngoài
Trong bụng mẹ, bé thường chơi trò duỗi tay chân để thư giãn hoặc di chuyển, đó là lúc mẹ cảm nhận được những cú đạp. Những yếu tố ngoại cảnh đặc biệt cũng có tác dụng kích thích bé đạp như: ánh sáng chói, tiếng ồn,...
4. Bé đạp sớm nhất là vào tuần thứ 9
Tuy nhiên, những cú đạp này chỉ được nhận ra bằng phương pháp siêu âm vì đây vẫn là giai đoạn quá sớm để người mẹ có thể cảm nhận được. Mẹ nhận ra việc bé đạp rõ ràng từ tuần 18-19 trở đi. Tuy nhiên, các mẹ phải hết sức tinh tế vì lần đầu đạp của bé có thể chỉ như một cơn gió thoảng qua hoặc bị nhầm với cảm giác rung nhẹ ở bụng. Sau tuần thứ 24, bạn sẽ thấy bé đạp thường xuyên hơn. Mẹ mang thai lần 2 có thể cảm nhận những cú đạp này từ tuần 13.
Bé đạp sớm nhất là vào tuần thứ 9 (Ảnh minh họa)
5. Giảm số lần đạp có thể là dấu hiệu không ổn
Một em bé khỏe mạnh sẽ đạp từ 15-20 lần một ngày. Số lần đạp bụng mẹ của thai nhi giảm có thể là dấu hiệu đáng lo ngại vì điều này có thể đồng nghĩa với việc thai không nhận đủ chất dinh dưỡng hoặc ôxi. Lúc này, mẹ bầu nên đi khám thai để kịp thời phát hiện và xử lí những vấn đề có thể xảy ra.
Trái ngược với cách hiểu của một số người, một em bé đạp ít hơn thường lệ không có nghĩa bé sẽ là người ít nói và trầm lặng mà có nghĩa là bé cần sự giúp đỡ. Nếu mẹ ăn thứ gì đó mà sau hơn một giờ không thấy bé cử động thì có thể có vấn đề gì đó. Đôi khi, chuyển động của thai nhi có xu hướng giảm khi lượng đường trong máu của bạn giảm.
6. Giảm số lần đạp không phải lúc nào cũng đáng lo!
Thỉnh thoảng, bé cũng tạm nghỉ trong tử cung mẹ khoảng 40-50 phút. Ngoài ra, từ tuần 36 trở đi, bé có thể sẽ di chuyển chậm lại do lúc này bụng của mẹ đã trở nên chật chội.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Một người phụ nữ đã ly hôn và hối hận đưa lời khuyên: Loại hành vi này của người vợ thực sự đang hủy hoại chồng
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?