Thói quen đang "hại chết" con mà cha mẹ không hay biết - hãy loại bỏ trước khi quá muộn.
|
Vừa ăn vừa uống rất gây hại cho trẻ.
Cho trẻ ăn hoa quả tráng miệng
Nhiều mẹ nghĩ rằng cho bé ăn hoa quả sau bữa ăn sẽ giúp sạch miệng, thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Ăn hoa quả ngay lập tức sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Mẹ nên ghi nhớ: Hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”, tức là trước đó, trẻ chưa từng được ăn gì.
Cứ tưởng tượng, khi bé vừa ăn xong bát cháo lớn, mẹ cho con ăn thêm chút chuối. Hai thìa chuối đáng lẽ ra đã có thể đi thẳng vào ruột và được cơ thể hấp thụ. Vậy nhưng bát cháo lớn còn đang trong dạ dày đã cản trở chúng. Thêm vào đó, hoa quả vào ruột sẽ sản sinh ra axit. Các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong “bát cháo” đang ở dạ dày bé, đồng thời gây ra đầy bụng, khó tiêu.
Hẳn mẹ còn nhớ cảm giác vừa ăn tối xong mà ăn một quả chuối, ta sẽ “có hứng” đi toilet ngay lập tức. Đó là vì axit trong chuối ở dạ dày đã khiến bữa ăn bị “hỏng” và cơ thể muốn tống chúng ra ngoài.
Đừng để điều đó xảy ra tương tự với bé. Lời khuyên hợp lý nhất, đó là cho trẻ ăn hoa quả vào bữa chiều hoặc 30 phút trước khi mẹ dự định cho bé ăn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, nhiều loại hoa quả như hồng, dứa…lại không được cho bé ăn khi dạ dày rỗng.
Ngậm thức ăn
Một số bé có thói quen ăn ngậm, bất kể trong bữa ăn chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu vì việc ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường, tạo nên vị ngọt khiến bé càng thích ngậm lâu hơn, nhất là ở những bé mải chơi, vừa chơi vừa ăn. Lượng đường có trong các loại thức ăn bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và dễ làm sâu răng của bé.
Việc cho con vừa ăn vừa xem TV thời gian đầu có thể thấy dễ cho bé ăn hơn, bé ăn nhiều hơn nhưng lâu dần rất dễ tạo thói quen mải chơi, mải tập trung xem TV hay quảng cáo mà quên nhai nuốt và bé sẽ ngậm thức ăn. Khi bé không chịu nhai, men tiêu hóa không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến bé chán ăn, hay ngậm. Do đó cha mẹ không nên cho con vừa ăn vừa chơi hoặc xem TV nhé.
Ăn xong “lùa” con lên giường luôn
Sau bữa ăn tối, nhiều bà mẹ muốn con nhanh nhanh chóng chóng đi ngủ để còn thời gian dọn dẹp và làm việc. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ ập đến ngay lập tức sau bữa ăn, nó sẽ làm chậm nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hóa và khiến thực phẩm bé vừa ăn trong dạ dày có thể không được tiêu hóa hoàn toàn. Mặt khác, tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày còn kích thích não gây ra các hiện tượng ác mộng, mất ngủ hay ngủ không yên giấc ở trẻ.
Vừa ăn vừa uống
Rất nhiều mẹ vì sợ con mắc nghẹn khi ăn nên hay cho ăn theo kiểu 1 muỗng cháo lại xen kẽ 1 muỗng nước. Cứ như vậy, thói quen này theo bé đến lớn, 1 bữa ăn bé có thể cùng uống cả ly nước đầy.
Các nhà dinh dưỡng học cho rằng, cho dù uống bất kỳ loại nước nào khi ăn đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại. Ngoài ra, khi vừa ăn vừa uống nước, bé sẽ không ý thức được thức ăn trong miệng, sẽ không lựa chọn được cách nuốt phù hợp, không thể tập nhai khi đến tuổi. Uống nước còn gây cảm giác no ảo (no nước chứ không phải no do thức ăn), làm bé ăn được ít, dễ gây biếng ăn, mặt khác còn có thể gây ra một vài triệu chứng như đau bụng, hay ợ hơi.
Như vậy, nếu sợ con mắc nghẹn thì bạn có thể chế biến món cháo loãng cho bé hơn 1 chút. Bé ăn 1 lèo 1/2 hoặc 1/3 chén có thể cho uống một chút nước để bớt sự nhàm chán của khẩu vị, nếu bé ngon miệng thì không cần có nước. Ăn hết bữa, cho bé tráng miệng 1-2 muỗng nước. Khi nào bạn cảm thấy dạ dày của con đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn mới nạp vào thì có thể cho bé uống nước lọc hoặc nước trái cây nào tùy thích.
Được ôm mới ngủ
Đây cũng là một trong nhiều thói quen xấu do người lớn tập “hư” cho bé. Trẻ vài ngày tuổi đã biết “đòi” khi không được đáp ứng do đó, ngay từ giai đoạn sơ sinh, nếu bé được ôm ấp quá nhiều, bé sẽ luôn đòi hỏi điều này và nếu không được đáp ứng, bé sẽ quấy khóc. Cũng như vậy, không ít gia đình thấy bé ngủ hay giật mình, ngủ không sâu thì thường chiều chuộng bằng cách ôm cho bé ngủ suốt giấc. Chỉ cần vài ba lần, bé sẽ “quen hơi” ngay, khi không có “hơi” người khác là sẽ rất nhanh bị giật mình tỉnh giấc. Và để bé tự bỏ được thói quen này, bạn phải ôm bé ngủ ít nhất cho đến khi bé trên 2 tuổi. Vì thế, tốt nhất bạn nên tránh chiều chuộng con thế này; nếu đã lỡ làm cho bé quen thì có thể từ từ tập lại, chấp nhận việc bé bị ngủ giấc ngắn 1 thời gian khi chưa quen cảm giác mới.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Sai lầm lớn nhất của cha mẹ khi về già: Cho con 3 loại tiền này vô tình phản tác dụng
- 'Đàn ông nghĩ gì khi không đưa tiền cho vợ giữ?', câu trả lời của các ông chồng nhất trí một cách đáng ngạc nhiên
- Chỉ đàn ông yêu vợ mới có 4 đặc điểm này, hãy cùng kiểm chứng
- Các cụ nhắc không sai: 5 kiểu phụ nữ chỉ mang đại hoạ cho đàn ông, vướng vào chỉ thêm khổ
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?