Sự xuất hiện của cô gái mà hàng ngàn người tin rằng đã chết này lại một lần nữa làm chấn động dư luận tại địa phương.
Trâm đang làm việc với Công an |
Thật tình cờ, ngay trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ, bà Lê Thị Điệp (61 tuổi), kẻ chủ mưu đào bới, đập phá nhà bà Nguyễn Thị Ngàn để tìm xác em Trâm vì cho rằng cha nuôi em đã “giết người, giấu xác” đã được trả tự do sau hơn 3 năm chấp hành án tù về tội “gây rối trật tự công cộng”.
Và ngay sáng mùng 6 Tết, Nguyễn Thị Trâm, nhân vật mất tích bí ẩn, đã đón xe từ quận 5, TP. HCM (nơi em đang làm thuê) về thẳng UBND xã Tân Hội để xin làm chứng minh nhân dân.
Sự xuất hiện của cô gái mà hàng ngàn người tin rằng đã chết này lại một lần nữa làm chấn động dư luận tại địa phương. Từ ngôi nhà cách UBND xã hơn 2km, cha nuôi cô gái được mời tới để nhận diện con.
Ông muốn Trâm về nhà gặp ông bà nội nuôi nhưng cô bé ngần ngại, phần vì “sợ” ông bà, phần vì sợ nhiều người tụ tập, bàn tán, cô muốn ông bà nội đến UBND xã nhưng cha nuôi không chịu. Vài tiếng sau, Trâm đón xe quay trở lại TP.HCM và hứa sẽ sớm về gặp mặt ông bà.
“Giận thì giận mà thương thì thương”
Ông Chế Văn Thanh, cha nuôi của Trâm và là người mang tiếng oan động trời là hiếp con nuôi rồi giết chết, tiếp xúc chúng tôi với vẻ điềm nhiên, vững vàng của một người từng trải. Ông cho biết gia đình rất vui mừng khi hay tin con gái nuôi trở về.
Sau khi bé Trâm đi được một thời gian, những lời đồn thổi ác ý đã thu hút hàng ngàn người hiếu kì trong và ngoài tỉnh tụ tập đến xem. Những thiệt hại về vật chất do ngôi nhà, khu vườn bị đào bới, đập phá thì ít nhưng những đau đớn, mất mát về tinh thần thì to lớn và không thể nào bù đắp nổi.
“Bây giờ mừng nhất là bà nội đã đỡ lại, huyết áp đã bình thường, da dẻ hồng hào và khỏe mạnh hơn” – ông Thanh khoe.
Rồi ông kể tiếp: “Nhớ hồi đó con Trâm mới đi, từ một người không có tiền sử huyết áp, mẹ tui bị cao huyết áp rồi tai biến dồn tới, chỉ sau vài tháng bà phải chống gậy mới đi lại được. Tui nhìn bà mà thương xót và giận con Trâm dữ lắm”.
Ông Thanh vui vì từ ngày Trâm về làm chứng minh nhân dân, đa số bà con hàng xóm, ai gặp cũng vỗ vai chúc mừng “vì gia đình tết này niềm vui nhân đôi".
“Cái mừng nhất là giải tỏa được dư luận. Trước đây nhờ chính quyền địa phương đứng ra vận động, tuyên truyền, mọi việc cũng dần sáng tỏ và tiếng oan “giết cháu, giấu xác” cũng đỡ bớt. Nhưng phải chờ tới bây giờ trắng đen mới rõ ràng” – ông Thanh nói.
Nhớ lại biến cố xảy ra cách đây 4 năm, ông Thanh cho biết: “Lúc con bé bỏ đi, gia đình bức xúc dữ lắm. Tui nói với bà con trong xóm là tui đi Sài Gòn hoài, hễ mà thấy con nhỏ là tui tóm cổ về liền. Nhưng nói vậy chớ sao mà thấy được, trên đó đất rộng người đông. Bây giờ nghĩ lại thấy con nhỏ cũng đâu sai gì dữ lắm. Nó đi khỏi nhà mà không nói gì với người lớn chớ đâu có làm gì phạm pháp, sai trái đâu. Mà hồi đó nó chưa được 18 tuổi, vẫn còn “ăn chưa no, lo chưa tới” mà”.
Nói về mong muốn lớn nhất của gia đình hiện nay, ông Thanh cho biết vừa đề nghị với chính quyền và công an địa phương tổ chức một buổi họp dân và Trâm sẽ “ra mắt”.
“Vì người thật, việc thật chắc chắn là hay hơn nhiều so với những lời đồn thổi” – ông Thanh nói thêm.
“Muốn mang tiền về cho nội”.
Nguyễn Thị Trâm sinh năm 1993 trong một gia đình nghèo. Lên 5 tuổi cha Trâm mang con tới nhờ ông Quân, bà Ngàn (ngụ xã Tân Hội, Cai Lậy Tiền Giang) nhờ nuôi rồi bỏ đi biệt tích. Trên giấy tờ, bà Ngàn là mẹ nuôi nhưng Trâm thường ngày vẫn gọi là bà nội. Tiếp xúc với chúng tôi qua điện thoại, em chia sẻ đã để dành được hơn 10 triệu đồng và muốn đem tiền đó về cho bà.
“Vì đi làm đã được lo cho đầy đủ và không xài tới số tiền đó”. Em cũng rất cảm động, thấy thương bà nội vì những việc đã xảy ra bởi phần nào cũng do lỗi của mình. Trâm cho biết, mấy đêm nay em không ngủ được và phải dùng thuốc ngủ mới được yên giấc.
Nói về ngày trở lại nhà ông bà, Trâm cho biết vì đầu năm công việc bận rộn nên phải chủ nhật tuần này (23/2) em mới về thăm nhà và mong không còn ai hiếu kì, đồn thổi chuyện không hay đến với gia đình em nữa.
Thượng tá Nguyễn Văn Tảo, Trưởng Công an huyện Cai Lậy cho biết, thông qua báo chí người dân đã biết rõ phần nào sự thật về việc mất tích của em Nguyễn Thị Trâm.
Tới đây, Công an và Chính quyền địa phương sẽ tiến hành họp chi bộ ấp và thông tin chính thức về vấn đề này. Việc họp dân để em Trâm “ra mắt” sẽ được tiến hành nếu cần thiết.
Diễn biến chính vụ việc: Ngày 19/3/2009, em Nguyễn Thị Trâm mất tích cùng số tư trang bà cho và không để lại lời nhắn gửi hay bất kì giấy tờ gì. Trong 2 ngày 3 - 4/6/2009, hàng ngàn người tới đập phá, đào bới nhà cửa, chuồng heo, khu vườn nhà bà Ngàn để tìm thi thể Trâm vì tin lời đồn giết người, giấu xác. Đầu tháng 7/2009, Công an huyện Cai Lậy khởi tố 12 đối tượng vì tội gây rối trật tự công cộng. Tháng 4/2010, TAND huyện đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Lê Thị Điệp (kẻ chủ mưu và là hàng xóm bà Ngàn) 3 năm 6 tháng tù. Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 2 – 3 năm tù. Ngày 15/2/2013 (mùng 6 Tết Nguyên đán Quý Tỵ), Trâm trở về làm chứng minh nhân dân sau khi nghe bạn cùng quê kể về những chuyện “nổi đình nổi đám” xảy ra với ông bà từ ngày em bỏ nhà ra đi. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?