Gần đây dư luận có thông tin cho rằng nhiều trẻ em được nuôi ở chùa Bồ Đề biến mất khó hiểu, nghi là do có tình trạng buôn bán trẻ em ở ngôi chùa cổ kính lâu đời này.
Thiếu cơ sở để 'quy kết' chùa Bồ Đề bán trẻ em |
Phóng viên đã tìm hiểu những vấn đề liên quan và tiếp cận với những người trong cuộc, nhất là những người thân, mẹ đẻ của các cháu, đặc biệt là những em trong danh sách được cho là “biến mất”.
Chùa Bồ Đề không chỉ nổi tiếng bởi sự linh thiêng, mà được người dân Hà Thành biết đến như “ngôi nhà” che chở hàng trăm trẻ em mồ côi, cơ nhỡ bấy lâu. Vậy nhưng, sự “ồn ào” về thông tin đã bao trùm khá nặng nề, làm xao động chốn cửa Phật ven dòng sông Hồng.
Chính quyền và các ban ngành đoàn thể sở tại đã vào cuộc và nhiều cuộc họp diễn ra để xác minh những câu hỏi: những cháu nào bị bán? Bán cho ai? Ai là người đứng ra bán và thu nhận bao nhiêu tiền? Nhất là xác minh “tung tích” các cháu được cho là đã biến mất một cách khó hiểu như: Tùng Anh, Bảo Anh, Duy Anh, Vi Anh, Mai Anh, Huy Anh.
Dường như những câu hỏi đó đến nay không ai có thể trả lời. Từ UBND đến Công an quận Long Biên, phường Bồ Đề đều cho rằng không có chuyện bán trẻ em. Để được nghe từ hai phía, chúng tôi đã đề nghị được gặp, nói chuyện với những người liên quan.
Liên hệ trực tiếp với chị Dương Thị Đông, sinh năm 1985, hiện đang làm công nhân xuất khẩu lao động ở Malaysia theo số điện thoại 0060174370xxx, phóng viên được xác nhận: Trước đây chị từng sinh sống với con ruột là cháu Duy Anh ở tại chùa Bồ Đề trong vòng 3 năm. Sau đó, chị đã đưa cháu về sinh sống với bà ngoại tên là La Thị Nương, hiện ở xóm Nhân Tân, xã Ngọc Vân, Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, sau đó mới đi lao động nước ngoài.
Đối với cháu Bảo Anh, có mẹ tên Mai Thị Huệ, hiện ở khu 11 xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, phóng viên liên lạc với chị Huệ theo số điện thoại 0979448xxx được biết hiện Bảo Anh đang sống với bà ngoại ở Tuyên Quang.
Còn cháu Tùng Anh đã được chính quyền chuyển lên Trung tâm chữa bệnh và Lao động Giáo dục số II – Yên Bài – Hà Nội theo biên bản nhận bàn giao giữa trung tâm này với chùa Bồ Đề ngày 27/2/2009.
Trường hợp cháu Minh Anh, chúng tôi đã liên lạc với chị Phùng Minh Trang là mẹ ruột hiện đã lấy chồng ở Đồng Tháp theo số điện thoại 0948131… và được biết hiện nay người chị họ ở Ba Vì đang nuôi cháu Minh Anh.
Đặc biệt, trường hợp khác như cháu Vi Anh thì hiện nay vẫn đang sống tại chùa Bồ Đề. Cháu Vi Anh đang sống tại một gia đình sát nhà chùa. Còn đối với trường hợp có tên là Huy Anh thì qua xác nhận nhà chùa khẳng định: “không có cháu nào có tên trên”...
Lật giở các trang hồ sơ, giấy tờ pháp lý của chính quyền địa phương cho thấy, mặc dù các cháu sinh sống tại chùa nhưng được quản lý khá nghiêm ngặt. Sau khi các cháu bị bỏ rơi trước cổng chùa, nhà chùa cưu mang nuôi dưỡng, đồng thời báo cáo với cơ quan chức năng, công an xuống chụp ảnh, làm hồ sơ quản lý. Khi các cháu ra khỏi chùa đến các trung tâm xã hội đều có quyết định của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Còn với những trường hợp bà mẹ đã bỏ rơi con, sau đó muốn nhận lại cháu thì phải thông qua nhà chùa để lấy giấy khai sinh, sau đó mơi lên Công an phường làm thủ tục.
Theo Công an quận Long Biên, qua điều tra xác định không có chuyện bán trẻ em ở chùa Bồ Đề; việc tiếp nhận hoặc cho các cháu đi đâu đều phải thông qua các cơ quan chức năng. Đặc biệt, nếu có trường hợp xin nhận con nuôi thì nhà chùa cũng không được phép cho, mà phải do chính mẹ đẻ các cháu đến làm thủ tục cơ quan chức năng. Những luận chưa được kiểm chứng nói trên, qua xác minh không có cơ sở nên công an không thể khởi tố để điều tra.
Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền, một luật sư thường đi lễ chùa cho biết: chị có 2 con trai, muốn xin thêm 1 cô con gái. Tuy nhiên, lúc gặp sư thầy Đàm Lan xin được cúng dường nhà chùa 20 triệu đồng, cách đây 10 năm là khoản tiền lớn, nhưng sư thầy không nhận.
Chị Lại Thị Hồng Sen, 45 tuổi, quê Hợp Thành, tỉnh Thanh Hóa, là mẹ nuôi dưỡng các cháu đã làm ở đây 9 năm, chứng kiến rất nhiều mảnh đời bất hạnh bị bỏ rơi. Chị cho biết các cháu đều được sư thầy đón vào chăm sóc nuôi dưỡng. Cũng rất nhiều người khách đến xin nhận các cháu làm con nuôi nhưng chị chưa thấy sư thầy cho bất kì một cháu nào.
Bác Đinh Văn Tịnh, nguyên công an khu vực quản lý chùa Bồ Đề cho biết, qua quá trình quản lý chưa thấy có hiện tượng mua bán hay nhà chùa cho các cháu. Các cháu nhỏ khi được nhận vào chùa, sư thầy đều báo về công an phường và kết hợp cùng Ủy ban phường xuống chụp ảnh, làm hồ sơ để phục vụ công tác quản lý.
Ni sư Thích Đàm Lan, trụ trì chùa cho biết, những ngày qua thông tin dư luận không tốt lan tỏa làm hình ảnh và uy tín của chùa và đạo Phật bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhà chùa đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt xác minh rõ sự việc, lấy lại danh dự, uy tín cho nhà chùa và cá nhân. Một số tờ báo đăng tin cũng đã gọi điện xin lỗi về việc đưa tin thiếu cơ sở này.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?