Thể thao Việt Nam đã lập nên kỳ tích mới khi lần đầu tiên trong lịch sử có tới 9 vận động viên giành suất chính thức tham dự thế vận hội mùa hè.
|
Bắt đầu từ năm 1980 khi có mặt tại Olympic Moscow (Liên Xô cũ), tính đến trước Olympic London 2012, thể thao Việt Nam đã từng tham dự 9 kỳ thế vận hội mùa hè.
Bên cạnh 2 tấm HCB của nữ võ sỹ Trần Hiếu Ngân (Olympic Sydney 2000) và lực sỹ cử tạ Hoàng Anh Tuấn (Olympic Bắc Kinh 2000), bước trưởng thành của thể thao nước nhà còn thể hiện qua việc giành những suất tham dự chính thức khi vượt qua vòng đấu loại quốc tế, thay vì việc góp mặt thông qua các suất mời.
Tuyển thủ Nguyễn Thị Lụa đã chính thức có mặt tại Olympic London 2012.
Tại kỳ thế vận hội mùa hè gần nhất, Olympic Bắc Kinh 2008, đoàn Việt Nam đã có 8 vận động viên giành được suất tham dự chính thức, mà giới chuyên môn thường dùng cụm từ "đi bằng cửa chính" để diễn giải.
Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua đến với Olympic London 2012, kỳ tích mới đã được thiết lập khi đã có tới 9 VĐV xuất sắc vượt qua vòng đấu loại cam go trên các đấu trường quốc tế.
Sau 8 suất đầu tiên thuộc về các tuyển thủ là: Phan Thị Hà Thanh, Phạm Phước Hưng (thể dục dụng cụ), Lê Huỳnh Châu, Chu Hoàng Diệu Linh (taekwondo), Văn Ngọc Tú (judo), Hoàng Xuân Vinh, Phạm Hoàng Ngọc (bắn súng) và Nguyễn Thị Thanh Phúc (điền kinh).
Tới ngày đầu tiên của tháng 4 này, tại vòng đấu loại môn vật Olympic London 2012 - khu vực châu Á tổ chức ở Astana (Kazakhstan), với việc giành quyền vào chơi trận chung kết vật tự do nữ hạng 48kg, tuyển thủ Nguyễn Thị Lụa đã chính thức có mặt tại Olympic London diễn ra vào tháng 7 tới.
Đặc biệt hơn, nữ đô Hà Nội này còn đi vào lịch sử thể thao Việt Nam khi trở thành đô vật đầu tiên giành vé Olympic sau những thành tích ấn tượng khác của chính cô như: HCB Đại hội thể thao châu Á - Asiad 16 năm 2010, HCB giải vô địch trẻ châu Á, HCĐ giải vô địch châu Á; HCV giải Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần VI...
Theo thông báo của Ban tổ chức Olympic London 2012, các cuộc thi đấu giành suất tham dự chính thức sẽ còn tiếp tục kéo dài đến tháng 7 này và chắc chắn, những suất tham dự của đoàn thể thao Việt Nam sẽ không dừng lại ở con số 9.
Ngoài 9 vận động viên đã giành quyền tham dự chính thức, còn có 2 tuyển thủ bơi lội là Hoàng Quý Phước (nội dung 100m bướm nam) và Nguyễn Thị Ánh Viên (200m ngửa nữ) đã đạt được chuẩn B Olympic.
Bên cạnh đó là những niềm hy vọng được đặt vào Nguyễn Tiến Minh (cầu lông nam); Trương Thanh Hằng, Vũ Thị Hương (điền kinh); Lừu Thị Duyên (quyền anh nữ); Nguyễn Thị Lệ Dung (đấu kiếm); Thạch Kim Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn (cử tạ nam)...
Hơn thế, bên cạnh việc có mặt đông đảo hơn bằng "cửa chính", theo nhận xét ban đầu của giới chuyên môn, khả năng tranh chấp huy chương của đoàn thể thao Việt Nam tại kỳ Olympic này cũng cao hơn và được đặt ở các môn trọng điểm là thể dục dụng cụ, bắn súng, vật tự do nữ cùng cử tạ.
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?