Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết vừa có Quyết định số 1047/BQLDADS-DA2 điều chuyển khối lượng thi công còn lại thuộc hạng mục Đường tránh quốc lộ 6.
Thay nhà thầu phụ yếu tại dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông |
Cụ thể theo quyết định trên, Đường tránh Quốc lộ 6 do nhà thầu phụ-Công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện nước 1 thi công, tiến độ triển khai rất chậm không đáp ứng yêu cầu đã bị Ban Quản lý dự án đường sắt nhiều lần nhắc nhở.
Do vậy, để đảm bảo tiến độ chung cho toàn dự án Đường sắt đô thị, tuyến Cát Linh – Hà Đông, Ban Quản lý dự án Đường sắt thống nhất với đề xuất của Tổng thầu EPC (tại văn bản số 1368/2014/CRSG-HNHĐ) điều chuyển toàn bộ khối lượng thi công còn lại thuộc hạng mục Đường tránh quốc lộ 6 do Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng 1 đang thi công cho Công ty Cổ phần giao thông Hà Nội thực hiện.
Cũng theo văn bản trên, Ban Quản lý dự án Đừng sắt đề nghị Tổng thầu EPC khẩn trương chủ trì bàn giao mặt bằng cho nhà thầu phụ thi công, đôn đốc nhà thầu phụ (Công ty Cổ phần giao thông Hà Nội) tiếp nhận mặt bằng và khẩn trương triển khai thi công bù đắp tiến độ đảm bảo kỹ thuật, chất lượng.
Đặc biệt, văn bản 1047 nêu rõ tư vấn giám sát có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ công tác thi công của Công ty Cổ phần giao thông Hà Nội trong thời gian tới theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn và tiến độ đã được phê duyệt.
Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, trước đó theo thiết kế cơ sở, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được đặt tại dải phân cách của quốc lộ 6 khi được mở rộng theo quy hoạch. Tuy nhiên, dự án mở rộng quốc lộ 6 đoạn Ba La-Bến xe Yên Nghĩa thuộc UBND thành phố Hà Nội lại chưa được triển khai. Do đó, để có mặt bằng thi công, đảm bảo phân luồng giao thông trong quá trình thi công, Tổng thầu EPC đã trình Cục Đường sắt Việt Nam phương án thi công tuyến tránh với kinh phí thực hiện 1,94 triệu USD. (Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bị đội vốn).
Theo yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải, dự án phấn đấu đến tháng 10/2015 sẽ tiến hành chạy thử kỹ thuật và đến ngày 31/12/2015 sẽ đưa tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào vận hành khai thác thương mại. Do đó, tiến độ đang được Ban Quản lý Dự án Đường sắt lên kế hoạch từng tháng, từng tuần. Việc thay thế nhà thầu phụ tuyến Tránh quốc lộ 6 thể hiện quyết tâm hoàn thành dự án đúng kế hoạch và bất kỳ nhà thầu nào không đáp ứng tiến độ đều có thể bị thay thế.
Đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông là tuyến đường sắt trên cao thuộc tuyến số 2 trong 8 tuyến được quy hoạch của Thủ đô Hà Nội, chiều dài toàn tuyến 13km với 12 ga bao gồm: ga Cát Linh, ga Đê La Thành, ga Thái Hà, ga Đường Láng, ga Ngã tư Sở, ga Đại học Quốc gia, ga Vành đai 3, ga Thanh Xuân, ga Bến xe Hà Đông, ga La Khê, ga Văn Khê và ga Hà Đông.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?