Nếu bạn đang sở hữu một tài khoản Zalo và thấy có những nghi ngờ về việc bị hack thì đừng bỏ qua thông tin hữu ích trong bài viết này.
![]() |
|
Cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ tin là sự hoành hành của các tội phạm công nghệ cao. Chúng tinh vi đến nỗi đánh cắp tài khoản mà không để lại bất kỳ dấu hiệu nào để người dùng có thể nhận ra. Vậy làm thế nào để nhận biết được tài khoản của bạn có bị xâm nhập hay không? Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn cảnh giác:
1. Mật khẩu đột nhiên không hoạt động: Nếu bạn không thể đăng nhập vào tài khoản và nhận thông báo yêu cầu đổi mật khẩu mới, đây có thể là dấu hiệu cho thấy tài khoản của bạn đã bị hack.
2. Thông báo đăng nhập từ thiết bị lạ: Khi tài khoản của bạn được đăng nhập từ một thiết bị hoặc vị trí địa lý khác thường, ứng dụng thường sẽ gửi thông báo.
Thấy có dấu hiệu này, 90% tài khoản Zalo đang bị hack. Ảnh minh họa
3. Xuất hiện bài đăng lạ trên trang cá nhân: Nếu bạn thấy những bài đăng không phải do mình thực hiện, đặc biệt là những nội dung liên quan đến quảng cáo, hoặc các đường link đáng ngờ, rất có thể tài khoản của bạn đã bị xâm nhập.
4. Hoạt động bất thường trên tài khoản: Những hành động như thích, bình luận, chia sẻ bài viết, hoặc thay đổi danh sách bạn bè mà bạn không thực hiện là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tài khoản của bạn đang bị kiểm soát bởi người khác.
5. Tin nhắn lạ được gửi đi từ tài khoản của bạn: Nếu bạn nhận được phản hồi từ bạn bè về những tin nhắn lạ, chẳng hạn như hỏi vay tiền hoặc gửi các đường link đáng ngờ, đây là dấu hiệu cho thấy tài khoản của bạn đã bị hack.
6. Thông tin cá nhân bị thay đổi: Khi nhận được thông báo về việc thay đổi thông tin cá nhân như tên người dùng, ảnh đại diện, số điện thoại mà bạn không hề thực hiện, hãy lập tức kiểm tra và bảo mật lại tài khoản của mình.
Cần làm gì khi bị hack Zalo?
Khi phát hiện vấn đề với tài khoản của bạn, Zalo sẽ gửi cảnh báo. Tuỳ thông báo mà người dùng cần xử lý cho phù hợp để tránh trường hợp bị mất tài khoản. Theo Zalo, họ có 3 cách cảnh báo với 2 trường hợp cho mỗi cách để người dùng ứng xử.
Cảnh báo 1: Có phải bạn vừa yêu cầu mã kích hoạt?
Thông báo này xuất hiện khi tài khoản của bạn được đăng nhập trên một thiết bị lạ và Zalo kích hoạt câu hỏi bảo mật.
Nếu thực sự bạn là người đăng nhập, chỉ cần nhấn "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo và chọn "Đây là tôi" để tắt cảnh báo.
Nếu bạn không đăng nhập từ thiết bị lạ mà vẫn nhận được thông báo này, hãy nhấn "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo. Sau đó, chọn "Không phải tôi" => "Chặn ngay" và thay đổi mật khẩu Zalo của bạn ngay lập tức.
Cẩn trọng để tránh bị mất tài khoản Zalo khi nhận được những thông báo đó.
Khi phát hiện vấn đề với tài khoản của bạn, Zalo sẽ gửi cảnh báo. Ảnh minh họa
Cảnh báo 2: Có phải bạn vừa đăng nhập, yêu cầu mã kích hoạt
Bạn có thể nhận được cảnh báo yêu cầu mã kích hoạt khi đăng nhập tài khoản Zalo từ một thiết bị lạ. Nếu chính bạn là người yêu cầu mã kích hoạt, chỉ cần nhấn "Kiểm tra bảo mật" để vào trang kiểm tra bảo mật của Zalo và chọn "Đây là tôi" để tắt cảnh báo.
Nếu không phải bạn yêu cầu mã kích hoạt, hãy nhấn "Kiểm tra bảo mật" để vào trang kiểm tra bảo mật của Zalo và chọn "Không phải tôi" để xử lý. Sau đó, chọn "Chặn ngay" để ngừng yêu cầu mã kích hoạt từ thiết bị lạ.
Nếu bạn không còn sử dụng số điện thoại đăng ký tài khoản Zalo, hãy chọn "Đổi số điện thoại" để thay đổi số đăng ký từ số cũ sang số mới.
Trước khi mở một tin nhắn hoặc nhấp vào một liên kết, hãy kiểm tra xem người gửi là ai và xem có liên quan đến bạn không. Nếu bạn không quen biết người gửi hoặc tin nhắn, liên kết không có mối liên quan đến bạn, hãy cẩn thận và không mở nó.
Cảnh báo 3: Có phải bạn đang muốn đăng nhập?
Bạn nhận được cảnh báo này khi tài khoản của bạn đang được đăng nhập trên thiết bị lạ và kích hoạt câu hỏi bảo mật của Zalo.
Trường hợp 1: Nếu không phải bạn
- Bấm "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo.
- Bấm "Không phải tôi" để bắt đầu xử lý vấn đề bảo mật.
- Bấm "Chặn ngay" để chặn thiết bị lạ đăng nhập.
- Bấm "Đổi mật khẩu" để đổi mật khẩu cho tài khoản Zalo của bạn.
Trường hợp 2: Nếu đúng là bạn
- Bấm "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo.
- Bấm "Đây là tôi" để tắt cảnh báo này.
Tuyệt đối không đặt mật khẩu đơn giản, dễ đoán hay dùng chung mật khẩu
cho nhiều tài khoản mạng xã hội. Ảnh minh họa
Các chuyên gia bảo mật khuyến cáo, khi dùng mạng xã hội, ngoài thực hiện bảo mật hai lớp, cài đặt chế độ cảnh báo đăng nhập, thiết lập quyền riêng tư… cần hạn chế đưa các thông tin cá nhân của bản thân như căn cước công dân, thông tin ngân hàng, email sử dụng các giao dịch quan trọng, ngày tháng năm sinh của trẻ nhỏ…
Không nên sử dụng lưu mật khẩu trên thiết bị chung; Không sử dụng wifi miễn phí để đăng nhập các thông tin quan trọng liên quan đến giao dịch cá nhân, giao dịch tài khoản ngân hàng…
Đặc biệt, tuyệt đối không đặt mật khẩu đơn giản, dễ đoán hay dùng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản mạng xã hội. Thực hiện đổi mật khẩu định kỳ cũng là biện pháp để đảm bảo an toàn. Mật khẩu mạnh có chứa kí tự hoa, thường, đặc biệt, các số và các dấu chấm câu và sử dụng một mật khẩu cho mỗi trang web.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu


-
Hơn 20 mẫu xe ô tô mất giá nhanh nhất trong 5 năm, trước khi mua xe nên biết
-
Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản thì đừng bao giờ tìm kiếm cụm từ này trên Google
-
4 'thủ phạm' gây tốn bộ nhớ nhất trên điện thoại của bạn, không dọn dẹp thường xuyên sẽ khiến máy ngày càng chậm chạp
-
Nếu nhận được cuộc gọi từ 18 số điện thoại này chắc chắn là lừa đảo, hãy chặn ngay




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'