Theo Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, Bộ tiếp tục dùng thiết bị, công nghệ hiện đại để ghi hình giám sát lực lượng CSGT thi hành công vụ. Dân còn “kêu” về hình ảnh CSGT, thì còn phải thay đổi.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương nói: Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của CSGT để khen, chê kịp thời |
Tránh việc CSGT tiếp xúc với tiền
Năm 2012, Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới (WB) từng thực hiện cuộc thăm dò ý kiến: “Tham nhũng nhìn từ góc nhìn của công chức, người dân và doanh nghiệp”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lực lượng CSGT là ngành đứng đầu bảng về tham nhũng. Kết quả này đã gây sốc cho không ít cán bộ chiến sỹ CSGT, đồng thời trở thành đề tài nóng trên nhiều diễn đàn.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đó cũng như một “liều thuốc” giúp lực lượng CSGT tại một số tỉnh, thành nỗ lực thay đổi hình ảnh của mình, như Hà Nội, Ninh Bình, Hòa Bình… Năm 2013, thay vì tập trung xử phạt, Hà Nội đã “tung” nữ CSGT ra điều tiết giao thông và tuyên truyền Luật Giao thông cho người dân. Việc làm này ngay sau đó đã được nhiều địa phương áp dụng như TPHCM, Hải Phòng, Ninh Bình, Hòa Bình…
Tiếp đó, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội tiếp tục trang bị hệ thống loa phóng thanh để tuyên truyền cho người dân và lắp đặt camera để xử phạt “nguội”.
Theo đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội, ngoài việc đưa nữ CSGT, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào xử lý vi phạm, việc tung lực lượng 141 ra trấn áp tội phạm trên các tuyến đường được đông đảo người dân Thủ đô đồng tình, ủng hộ.
Thời gian tới, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội tiếp tục nâng cao hiệu quả của mô hình 141, mở rộng địa bàn ra ngoại thành, tập trung xử lý các lỗi chạy quá tốc độ, mang theo vũ khí khi tham gia giao thông...
Được biết, sau khi đưa hệ thống loa phóng thanh lắp đặt tại các ngã ba, ngã tư nhằm tuyên truyền Luật Giao thông cho người dân tại Thủ đô, đến nay đã có 8 tỉnh học tập mô hình này.
Đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết, sẽ tiếp tục áp dụng khoa học kỹ thuật vào điều hành, xử lý vi phạm, tối thiểu hóa việc CSGT tiếp xúc với tiền.
Năm 2014, trên địa bàn Hà Nội đã được trang bị 100 camera để xử phạt nguội. Qua hệ thống camera trên Quốc lộ 1 và 5, lực lượng chức năng đã xử lý hơn 1.000 trường hợp vi phạm.
Thứ trưởng Bộ Công an nói, CSGT cần tiếp tục thay đổi hình ảnh.
Dân còn “kêu” thì còn phải thay đổi
Ngày 23/1, trao đổi với PV Tiền Phong, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an nói, khi nào người dân còn phàn nàn về hình ảnh người chiến sỹ CSGT khi đó cần phải có phương án để cải thiện, thay đổi. Theo Thượng tướng Lê Quý Vương, việc ghi hình giám sát lực lượng CSGT sẽ do Thanh tra Bộ Công an thực hiện.
Theo đó, việc giám sát hoạt động của lực lượng CSGT bằng camera từ công khai đến bí mật nhằm tăng cường việc chấn chỉnh hoạt động của lực lượng này, đặc biệt là liên quan tới quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm ngoài đường. Nếu chiến sỹ CSGT nào vi phạm trong khi thi hành công vụ sẽ được thông báo bằng văn bản đến giám đốc công an các tỉnh, thành để người đứng đầu lực lượng này tại địa phương phải chịu trách nhiệm liên đới.
“Ngoài việc sử dụng camera ghi hình CSGT thì các trưởng, phó phòng CSGT; phó giám đốc công an địa phương phải thường xuyên ra đường kiểm tra hoạt động của cán bộ, chiến sĩ CSGT nhằm khen chê kịp thời, đồng thời nắm bắt những thuận lợi khó khăn để có phương án xử lý kịp thời” - Thượng tướng Lê Quý Vương nói.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?