Lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ sẽ chính thức diễn ra tối 16/6 tại Khu di sản Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) với phần lễ được tiến hành theo nghi thức quốc gia.
|
Theo đó, sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật... diễn ra từ ngày 15-16/6 chủ yếu tại Khu di sản Thành Nhà Hồ. Trong đó, có nhiều hoạt động đặc sắc như: Hội chợ quê với sự tham gia của 100 gian hàng bày bán những sản phẩm lưu niệm, đặc sản ẩm thực…; chương trình nghệ thuật Thành nhà Hồ - Niềm tự hào đất Việt; các trò diễn dân gian thời Trần - Hồ, trưng bày quảng bá du lịch, trưng bày hiện vật, tranh, ảnh, sách báo liên quan đến Thành nhà Hồ, vương triều Hồ...
Cũng nhân sự kiện này, Ban tổ chức cũng chính thức mở 2 tour du lịch nhằm giới thiệu tới du khách gồm: Thành nhà Hồ - Lam Kinh và Bất ngờ Cẩm Lương, (Thành nhà Hồ - Cẩm Lương, Cẩm Thủy). Đặc biệt, nhân dịp này UBND tỉnh Thanh Hóa đăng cai tổ chức "Hội nghị quốc tế Ủy ban quốc gia UNESCO các nước châu Á - Thái Bình Dương trong 3 ngày từ ngày 15 - 17/6 tại thành phố Thanh Hóa.
Là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, Thành nhà Hồ được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô. Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng dân đoạn tuyệt với nhà Trần.
Thế đất được chọn xây thành nằm ở khu vực giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi. Thành gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. La thành là vòng ngoài cùng, chu vi khoảng 4 km. Hào thành được đào bao quanh bốn phía ngoài nội thành, cách chân thành theo các hướng khoảng 50 m. Công trình này có nhiệm vụ bảo vệ nội thành.
Thành Nhà Hồ được công nhân là Di sản văn hóa thế giới ngày 27/6/2011 tại kỳ họp thứ 35 được tổ chức tại Paris (Cộng Hòa Pháp). Sau gần một năm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại, các cấp chính quyền và ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa nỗ lực bảo tồn, phát huy những giá trị vốn có của di sản và tích cực chuẩn bị cho công tác đón nhận bằng di sản.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%